Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Chưa có các doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn, tiềm lực mạnh
Phát biểu Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thêm một lần nữa nói về thực trạng, các doanh nghiệp sản xuất nội địa chưa phát triển mạnh mẽ và thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả.
Các số liệu thống kê cho thấy, DN công nghiệp trong nước và ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đáp ứng yêu cầu để thu hút các ngành công nghệ tiên tiến và thúc đẩy liên kết có hiệu quả. Việt Nam hiện xếp hạng 105/137 về số lượng nhà cung ứng nội địa và 116/137 về chất lượng nhà cung ứng nội địa, kém hơn so với các nước trong khu vực như: Malaysia, Indonexia, Thái Lan, Philippines.
So với khu vực FDI, doanh nghiệp trong nước chưa làm chủ tương đối được các chuỗi sản xuất độc lập, phần nào ảnh hưởng đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế, khu vực FDI đóng góp tới 20,13% GDP, chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu, khoảng 50% sản lượng công nghiệp.
Ông Tuấn cho biết, cách đây vài năm, đánh giá căn cứ vào chỉ số tỷ trọng giá trị gia tăng, doanh thu và việc làm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thì các doanh nghiệp FDI chi phối 12 trên 24 phân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đóng vai trò chi phối ở 4 trong 5 ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dệt may, da giày, điện tử và sản xuất đồ gỗ (ngành chế biến thực phẩm và đồ uống doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn hơn, tuy nhiên các doanh nghiệp FDI chiếm vị thế chủ đạo ở ngành đồ uống); và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thay thế nhập khẩu như ngành cao su-nhựa, kim loại cơ bản và các sản phẩm cơ khí.
Quy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. Theo số liệu của Bộ Công Thương, trên toàn quốc trong số khoảng 5.000 doanh nghiệp nội địa sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Số lượng các doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa nhiều.
Công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các ngành công nghiệp ở mức thấp. Ngoại trừ ngành sản xuất xe máy, tỷ lệ cung ứng cho các ngành công nghiệp quan trọng khác như ô tô; điện tử; công nghiệp công nghệ cao còn khá hạn chế.
Bên cạnh đó, mức độ tham gia của các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp FDI còn rất khiêm tốn. Hầu hết các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước là nhà cung cấp cấp 3 hoặc cấp 4, chủ yếu cung cấp các sản phẩm đơn giản, linh kiện và vật tư có giá trị thấp (ví dụ như bao bì và các chi tiết đơn giản). Tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm trung gian của Việt Nam là cao so với các nước trong khu vực, trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm trung gian lại thấp hơn.
Doanh nghiệp Việt Nam chịu chi phí vốn cao
Theo ông Đậu Anh Tuấn, cho đến nay chưa có quy định của pháp luật xác định chuỗi giá trị trong từng hệ sinh thái, cụm liên kết ngành, phân ngành công nghiệp để từ đó phân tầng các ưu đãi (ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, ưu đãi khác) cho các dự án, nhất là trong hệ sinh thái sản xuất công nghiệp có đặc thù riêng về tính liên kết. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ có mối liên hệ hữu cơ với các ngành sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, tuy nhiên chính sách tạo ra các liên kết giữa các doanh nghiệp này và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn chưa được hình thành", ông Tuấn nêu.
Theo ông Tuấn, pháp luật đầu tư chưa quy định cụ thể, toàn diện về thu hút nguồn lực đầu tư xã hội và tạo ra các doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế, mang thương hiệu tầm quốc gia, khu vực về sản xuất công nghiệp trong các ngành trọng điểm - là những ngành đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt về công nghệ, nhân lực và các điều kiện đặc thù; ngành tham gia vào phân khúc cao của chuỗi giá trị toàn cầu… mà hiện tập trung chủ yếu vào yếu tố vốn, giải ngân.
Điều đáng nói, để đầu tư vào sản xuất công nghiệp, nguồn vốn đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhưng so với doanh nghiệp các nước khác thì các doanh nghiệp Việt Nam gặp bất lợi khi chi phí vốn cao hơn rất nhiều, chưa có nguồn hỗ trợ tài chính hiệu quả trong khi lại chịu rào cản để có thể tiếp cận vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Mặt khác, đặc thù của các doanh nghiệp công nghiệp đòi hỏi vốn lớn cho đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công nghệ, vật liệu và nhân lực kỹ thuật trình độ cao. Giai đoạn đầu và trong cả quá trình phát triển, nguồn vốn tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong khi đó, các chính sách tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp hiện hành lại đưa ra nhiều quy định khiến các doanh nghiệp công nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước.
"Vì vậy đã không khuyến khích được các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam vì phải chịu chi phí sản xuất cao hơn so với đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài", ông Tuấn nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông Tuấn, các sản phẩm công nghiệp có độ phức tạp khác nhau về kỹ thuật sản xuất, hiện cũng đang được hưởng cùng mức ưu đãi, gây ra sự bất hợp lý về nguyên tắc hưởng ưu đãi. Vì thế, để tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng, cần phải có các mức ưu đãi khác nhau đối với các loại sản phẩm khác nhau.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.