'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bàn về vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam, GS Đặng Hùng Võ cho biết câu chuyện đô thị hóa theo kiểu luồng di cư khá mạnh từ nông thôn vào các siêu đô thị hiện nay để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, thu nhập cao hơn.
Theo ông, đây là quyền cơ bản của công dân mà không ai có thể ngăn được, nhưng cũng là vấn đề quá tải của không gian đô thị mà các nhà quản lý đô thị rất lo lắng. Mọi mặt hoạt động chủ yếu của đô thị như giao thông, môi trường, giáo dục, y tế, văn hóa, điện, nước và việc làm đều quá tải. Dân số quá lớn cũng vượt quá kỹ năng quản lý còn nhỏ bé của cán bộ.
Theo GS Võ, trên thế giới, luồng dân di cư từ các nước đang phát triển còn thiếu bình yên sang các nước phát triển cũng đang là vấn đề rất lớn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.
“Tổng thống Mỹ thì muốn xây tường dọc biên giới với Mexico để ngăn luồng di cư này. Thủ tướng Đức Merkel lại cho rằng cần đón tiếp vì đây là lực lượng lao động quan trọng cho các nước phát triển. Trên thực tế, nhiều bi kịch đã diễn ra với các ‘thuyền nhân’ và gần đây nhất là các ‘thùng nhân’ người Việt”, ông Võ viện dẫn.
GS Võ nhìn nhận trong một quốc gia, vấn đề di cư từ nông thôn vào đô thị cũng luôn là vấn đề nóng mà mỗi nước có cách giải quyết rất khác nhau. Tại Hà Nội và TP. HCM đều đã áp dụng chính sách “dân có hộ khẩu mới được mua nhà ở và có nhà ở mới được cấp hộ khẩu, chỉ có cán bộ nhà nước mới được nhập hộ khẩu”.
Người di cư theo đường chính thức đều phải “chạy vào” một cơ quan nhà nước để có hộ khẩu rồi tính tiếp. Dân thường thì đành cứ vào đô thị không chính thức, kiếm tiền đã rồi xoay trở dần. Đến khoảng 2003 thì chính sách này mới được bãi bỏ do nhận thức được cách quản lý này là vi hiến.
Khi giới thiệu về thuế bất động sản ở các nước, ông Võ nói rằng thuế này cũng là một cách có tác dụng tốt trong điều chỉnh luồng di cư từ nông thôn vào các đô thị lớn. Nhưng thuế cũng không phải là cách giải quyết tận gốc vấn đề. Cách tốt nhất mà các nước Âu - Mỹ làm là nâng cuộc sống nông thôn lên mức không kém đô thị là mấy mà lại có lợi thế về môi trường sạch. Việt Nam cũng đã và đang thực hiện chương trình trọng điểm xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, Việt Nam cũng quan tâm tới đầu tư để tăng mật độ kinh tế nhưng chưa lấy yêu cầu tăng thu nhập, việc làm cho dân làm trọng. Mật độ kinh tế tập trung chủ yếu vào các nhà đầu tư lớn mà giá trị lại lấy ra chủ yếu từ đất. Chuyện còn dài và hệ lụy sẽ còn nhiều...
Về vấn đề cải tạo khu Hà Nội cổ 36 phố phường, GS Đặng Hùng Võ cho biết Hà Nội rất muốn làm nhưng chưa thấy yếu tố khả thi nào. Giá đất ở đây cũng đều ở mức trung bình 800 triệu/m2, kiếm sống rất dễ. Trước đây, đã có vài trường hợp Hà Nội đã quyết định thu hồi một vài biệt thự cổ lấy lý do là di tích cần tôn tạo.
“Tôi đã viết thư cho lãnh đạo Hà Nội và nói rằng Hà Nội đang quyết định sai theo cả Luật Đất đai và Luật Di sản văn hóa. Cách thu hồi đất có di sản văn hóa tư nhân phải dừng lại”, ông Võ kể lại.
Cũng theo GS Võ, Hà Nội cũng đã đặt vấn đề cải tạo phố cổ như một chương trình trọng điểm, xây hẳn một khu đô thị Việt Hưng bên phố Gia Lâm nhưng không ai ở phố cổ muốn sang đó.
“Bài toán di chuyển dân trong đô thị phải dựa trên lợi ích của người tham gia. Người rời phố cổ phải được lợi hơn khi ở lại đó”, ông Võ nói.
Nguyên Thứ trưởng cũng cho rằng một vài đại gia cũng đã bỏ tiền "tấn" ra mua nhiều nhà phố cổ để xây dựng lại, nhưng lại phá nát cảnh quan Hà Nội cổ như đang thấy trên thực tế. Như vậy, đề án cải tạo phố cổ muốn thành công phải dựa trên lợi ích của người tham gia hướng theo tôn tạo được cảnh quan Hà Nội cổ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.