Khẩu vị của nhà đầu tư sẽ thay đổi ra sao trên thị trường địa ốc 2022?

Minh Tú - 08/02/2022 15:04 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều chuyên gia nhận định kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục khá nhanh, kéo theo khả năng “bật lò xo” của thị trường bất động sản trong năm 2022. Một trong những yếu tố tác động tích cực tới thị trường bất động sản là môi trường pháp lý dần được hoàn thiện khi Chính phủ dự kiến trình Quốc hội sửa Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản.

VNF
Bà Nguyễn Hương - Tổng giám đốc Đại Phúc Land.

Đánh giá về thị trường năm 2022, bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, cho rằng giá bất động sản sẽ được điều chỉnh giảm, nhưng ở mức độ không sâu và vẫn có khả năng xảy ra tăng giá, sốt đất ở một số địa phương nhưng không nhiều như năm 2021.

- Nhìn lại tổng thể thị trường năm qua, chúng ta thấy rằng mọi thứ dường như đều bị "nhấn chìm" dưới dịch bệnh Covid-19, từ việc hàng loạt doanh nghiệo bất động sản "nằm im", hàng mới không ra được thị trường, giao dịch lẫn sức mua giảm sút không phanh... Thế nhưng, giá bất động sản lại cứ tăng. Bà có thể lý giải nguyên nhân của tình trạng này?

Bà Nguyễn Hương: Có 3 lý do khiến giá bất động sản gia tăng trong thời gian vừa qua. Thứ nhất, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục trong tình trạng lệch pha về cung cầu. Nguồn cung ghi nhận giảm trong 3 năm trở lại đây cho thấy mức độ khan hiếm của sản phẩm sơ cấp, dẫn đến giá bán ra của các dự án mới luôn có xu hướng gia tăng mạnh ở tất cả các phân khúc căn hộ hay nhà đất liền thổ. Cơn sốt đất nền cục bộ trong ngắn hạn cũng dẫn đến giá đất nền vùng ven và tại các tỉnh gia tăng nhanh chóng.

Thứ hai, bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư hấp dẫn và an toàn trong dài hạn. Dịch bệnh chỉ làm chậm lại nhu cầu đầu tư trong ngắn hạn do tác động của các đợt giãn cách xã hội. Sau khi dịch bệnh qua đi, sức cầu bật dậy và tăng tốc khá nhanh.

Hiện nay sau đợt dịch lần thứ 4 kéo dài và khốc liệt thì sức cầu vào thời điểm cuối năm đã ghi nhận sự phục hồi tốt hơn so với dự đoán, đạt trên 80% so với thời điểm trước dịch.

Cuối cùng, đó chính là kỳ vọng vào thị trường bất động sản luôn tăng trưởng trong dài hạn, đi cùng với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

- Hơn 2 năm trở lại đây, thị trường bất động sản phía Nam đã đón nhận một lượng lớn vốn đầu tư. Theo bà, đâu là nguyên nhân làm thay đổi "khẩu vị" của các nhà đầu tư?

Việc nhà đầu tư khắp nơi có khẩu vị đầu tư tốt đối với các sản phẩm bất động sản khu vực phía Nam là có thật. Thường nhà đầu tư hay lựa chọn các thương hiệu lớn và các dự án có tiềm năng. Điều này góp phần đa dạng hóa đối tượng khách hàng của các dự án và gia tăng sự sôi động của giao dịch.

Tuy nhiên, nếu nhìn chung ở toàn thị trường thì yếu tố này không đủ kết luận để tạo nên làn sóng gia tăng về giá mà chỉ là yếu tố góp phần làm gia tăng tính thanh khoản và mức độ sôi động của thị trường ở một số sản phẩm chọn lọc có thương hiệu tốt.

- Theo nhận định của bà, thị trường bất động sản sẽ diễn biến ra sao trong nửa đầu năm 2022?

Giai đoạn khốc liệt nhất của dịch bệnh đã qua. Chúng ta có quyền hy vọng một giai đoạn mới mà các chính sách kiểm soát dịch bệnh mang tính ổn định và bền vững hơn nhờ độ phủ vắc xin đạt tỷ lệ cao tại các tỉnh, thành lớn trong cả nước và thuốc điều trị Covid-19 sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị. Tâm lý thị trường đang tốt dần lên và nhà đầu tư sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới.

Năm 2022, thị trường sẽ có nhiều điểm sáng như những khó khăn về nguồn cung của thị trường sẽ được tháo gỡ một phần làm cho cung - cầu gặp nhau, giảm bớt áp lực giá cả. Nguyên nhân là, giai đoạn vừa qua, các bộ, ngành, cơ quan của Chính phủ, Quốc hội đã nhìn thấy những rào cản chính gây ra nguồn cung hạn chế và tìm mọi cách điều chỉnh. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng sẽ được bơm vào thị trường, qua đó kích thích phát triển đầu tư hạ tầng, giải quyết bài toán tăng trưởng toàn nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản.

Xu thế của các chủ đầu tư hàng đầu hiện nay tập trung vào phát triển các dự án có quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm ha dễ tiếp tục dẫn dắt thị hiếu của các khách hàng với sự lựa chọn đa dạng từ căn hộ đến nhà phố, shophouse hay biệt thự tại các khu đô thị lớn. Đây sẽ là xu thế lựa chọn của các nhà đầu tư trong năm 2022. Thị trường bất động sản vì thế sẽ tiếp tục tăng trưởng mang tính ổn định và bền vững hơn.

- Được biết, bà vừa tham gia vào một vị trí khá quan trọng của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng năm qua, mặc dù thị trường khá trầm lắng nhưng rất nhiều nhân viên môi giới đã sử dụngchiêu trò khác nhau để đẩy giá bán nhà đất lên cao. Theo bà, làm thế nào để chúng ta có thể sàng lọc được tình trạng "vàng thau lẫn lộn" để có được một thị trường minh bạch?

Như đã phân tích ở trên, giá cả bất động sản gia tăng không xuất phát từ bộ phận môi giới bất động sản. Môi giới bất động sản không phải là người quyết định giá mà họ chỉ là cầu nối giữa người mua và người bán. Cũng không loại trừ một số trường hợp sốt cục bộ có bàn tay tác động của những "siêu cò", đặc biệt với phân khúc đất nền.

Tuy nhiên, đối với giao dịch sơ cấp, chủ đầu tư là người quyết định mức giá bán ra và các chính sách bán hàng đi kèm. Đối với tình trạng sốt đất “ảo”, nhà đầu tư cần rất tỉnh táo trước các cơn sốt đất mang tính cục bộ, thường khởi điểm từ những thông tin về quy hoạch mới, dự án mới hay việc phát triển hạ tầng giao thông...; cần xem xét tính hợp lý của mức giá so với các khu vực khác và tránh tối đa việc dùng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ cao trong đầu tư. Pháp lý cũng là yếu tố quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng khi đa số sản phẩm thường tự phân lô bán nền và nguồn gốc đất nông nghiệp, cây trồng ngắn ngày hay lâu năm.

Sản phẩm thường do các chủ đầu tư nhỏ lẻ, không tên tuổi chào bán nên cũng mang yếu tố rủi ro cao khi các cam kết với khách hàng sẽ khó được đảm bảo.

Tôi nghĩ cần một quá trình dài để đánh giá lại thực trạng, sắp xếp bộ máy tổ chức và huy động nguồn lực cho Hội Môi giới hoạt động hiệu quả hơn trong giai đoạn mới. Một số việc ưu tiên cần là đó là chuẩn hóa nghề môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản cũng như xây dựng các chương trình hoạt động gắn kết các thành viên Hội Môi giới nhằm phát huy nguồn lực các sức mạnh của đội ngũ nhân viên giao dịch nhà đất.

- Nói về môi giới nhà đất, họ đã có một khoảng thời gian dài cầm cự mà sống, chờ cơ hội thị trường mới xuất hiện. Bà có cho rằng, sự nỗ lực tự thân chiếm đến 80% thành công, phần còn lại là may mắn và những yếu tố khách quan? Và bà có thể chứng minh điều này qua thực tế của năm qua - khi khủng hoảng Covid-19 xảy ra?

Dịch bệnh tác động đến tất cả ngành nghề, trong đó có nghề môi giới bất động sản. Khoảng hơn 70% sàn môi giới bất động sản bị ảnh hưởng và biến động mạnh về nhân sự, phải cắt giảm bớt hoặc tạm đóng cửa. Đây là nghề có sự sàng lọc cao và biến động mạnh. Tuổi nghề của đại đa số nhân viên này trong nhóm 1-3 năm phải chiếm đến hơn 50%. Số lượng môi giới thâm niên trong nghề từ 5 năm trở chiếm tỷ lệ không quá cao. Điều đó cho thấy tính bền vững của nghề chưa cao. Một phần do tính chất chu kỳ của thị trường bất động sản, phần khác do nhân sự tham gia vào thị trường chưa thật sự đặt mục tiêu nghề nghiệp mang tính lâu dài và ổn định.

Nguồn lực dự phòng và chống chịu qua các giai đoạn khó khăn của đội ngũ môi giới bất động sản không cao dẫn đến tỷ lệ nhân sự rời thị trường cao trong các giai đoạn thấp điểm và khó khăn.

- Nói một chút về bà, phụ nữ làm kinh doanh thường bị mất cân bằng cuộc sống và phải hy sinh nhiều thứ cho bản thân. Nay bà lại tham gia thêm trọng trách cùng Hội Môi giới bất động sản. Bà làm thế nào để có thể căn bằng hết mọi vai?

Tôi không cảm thấy sự hy sinh hay là gánh nặng bởi tôi luôn yêu thích công việc mình làm. Mọi việc sẽ trở nên nhẹ nhàng nếu mình biết sắp xếp mọi việc khoa học và hợp lý. Hội Môi giới bất động sản đang bước sang nhiệm kỳ mới với rất nhiều việc phải làm, tôi tin rằng với sự giúp sức của nhiều người, nhiều nguồn lực và với quyết tâm cao, mục tiêu cùng kế hoạch rõ ràng thì sẽ thực hiện được các mục tiêu mong đợi và mang lại giá trị chung và sự phát triển cho ngành nghề môi giới bất động sản.

- Những gì định nào lớn lao sẽ được chị triển khai cho chính riêng bản thân mình, cho tập đoàn và anh em môi giới?

Tôi sẽ vẫn tiếp tục kiên trì trên con đường mà mình đã lựa chọn, cố gắng hoàn thành tốt nhân có thể vai tròn và trách nhiệm của mình. Chiến lược lớn mà VanPhuc Group đang triển khai từ 2021-2023 là xây dựng VanPhuc City thành điểm đến lý tưởng bao gồm triển khai 20 các hạng mục các công trình vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ và nhà ở sinh thái ven sông với không gian sống hàng đầu tại TP. Thủ Đức.

Cùng chuyên mục
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

03/04/25 13:40 (GMT+7)

(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

27/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

26/03/25 13:00 (GMT+7)

(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

24/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

22/03/25 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

22/03/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

21/03/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".

 Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

20/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

19/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

17/03/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

12/03/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

08/03/25 14:37 (GMT+7)

(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

06/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

05/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

25/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

22/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

20/02/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

15/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

14/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

08/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

08/02/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

06/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

05/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

04/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.

Tin khác
Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

 Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng

Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng

(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.