‘Không được tiếp cận đất đai, doanh nghiệp không thể phát triển’
(VNF) - Các chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng, với sự ra đời của Nghị quyết 68 sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai một cách dễ dàng hơn.
'Không có đất để sản xuất, tất cả chỉ là khẩu hiệu'
Ông Vương Quốc Toàn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Bất động sản Lan Hưng chỉ ra một nghịch lý đang kìm hãm sự phát triển của hàng triệu doanh nghiệp tư nhân: Chính sách đất khu công nghiệp không "vừa vặn" với túi tiền của doanh nghiệp nhỏ.
“Chúng tôi rất phấn khởi khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước thể hiện quyết tâm phát triển kinh tế tư nhân. Nhưng nếu không có đất để sản xuất, tất cả chỉ là khẩu hiệu", ông Toàn bày tỏ tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân mới đây.

Theo ông Toàn, hiện nay các khu công nghiệp trên cả nước hầu hết áp dụng quy định ngầm: chỉ cho thuê đất nếu diện tích từ 1 hecta trở lên. Mức giá trung bình tại các tỉnh vùng ven như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương hiện nay dao động từ 25 – 35 triệu đồng/m², đồng nghĩa với một hecta có thể ngốn tới 30–35 tỷ đồng, chưa kể chi phí xây dựng hạ tầng.
"Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có vốn vài tỷ đồng. Có doanh nghiệp chỉ với 3 – 7 tỷ, vẫn tạo việc làm ổn định cho 20 – 30 lao động. Nhưng vào khu công nghiệp phải thuê một hecta đất, chi phí ít nhất 30 tỷ vậy ai chịu nổi?”, ông Toàn đặt vấn đề.
Tại buổi đối thoại với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, ông Tuấn kiến nghị tỉnh mở các khu công nghiệp dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ, với diện tích thuê chỉ từ 1.000 – 3.000 m², giá cả vừa phải, hạ tầng đầy đủ (phòng cháy chữa cháy, xử lý môi trường…).
"Nếu làm được điều này, theo ông, sẽ giúp hàng trăm nghìn doanh nghiệp có cơ hội phát triển thực chất, thay vì phải chạy vạy thuê mặt bằng manh mún ngoài khu dân cư", Chủ tịch Lan Hưng nhận định.
Thừa nhận thức tế này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định hai băn khoăn lớn của doanh nghiệp là hoàn toàn xác đáng: đất ở đâu ra và vốn tiếp cận thế nào.
Thực tế cho thấy, tiếp cận đất đai vẫn là một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp. Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI vừa công bố cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai tiếp tục ở mức cao, gần 74% vào năm 2024.
Năm 2023 có gần 73% doanh nghiệp cho biết họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai, cao hơn đáng kể so với mức 42,9% của năm 2022 và 53,9% năm 2021.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nói: “Tiếp cận đất đai để thực hiện đầu tư kinh doanh luôn là một rào cản lớn đối với doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Khó khăn đặc biệt càng được thể hiện rõ khi chi phí tiếp cận đất quá cao, vượt khả năng chi trả của đa số các nhà đầu tư.
Theo Luật Đất đai hiện hành, nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất chủ yếu theo cơ chế đấu giá, hoặc đấu thầu chọn nhà đầu tư, trừ một số dự án quan trọng quốc gia. Cơ chế tiếp cận đất đai hiện nay đã loại hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa ra khỏi các phiên đấu giá, tức là họ khó có thể đủ điều kiện để vào danh sách rút gọn.
Bên cạnh đó, sau khi Luật Đất đai mới có hiệu lực, giá đất được giao hay cho thuê được xác định theo giá thị trường, cao vượt mức chi trả của dự án đầu tư kinh doanh, làm cho chi phí đầu tư quá cao; các dự án đầu tư liên quan khó khả thi về tài chính.
“Không tiếp cận được đất đai, thì chắc chắn doanh nghiệp không thể đầu tư phát triển, nhất là vào các ngành công nghiệp chế tác, chế tạo, logistics và bán buôn, bán lẻ quy mô lớn,” ông nói.
Nghị quyết 68 sẽ gỡ khó cho doanh nghiệp
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị thông qua đã đưa ra yêu cầu: Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, xác định quỹ đất đối với từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đảm bảo bình quân tối thiểu 20 ha/khu, cụm công nghiệp hoặc 5% tổng quỹ đất đã đầu tư kết cấu hạ tầng dành cho các doanh nghiệp nêu trên. Nhà nước có chính sách giảm tối thiểu 30% tiền thuê lại đất cho các đối tượng này trong vòng 5 năm đầu kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất.
Nghị quyết cũng yêu cầu chính quyền địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án vướng thủ tục, chậm tiến độ; đưa vào khai thác nguồn lực đất đai bị lãng phí, đất trong các vụ việc tranh chấp, vụ án kéo dài.

Bình luận về sự thay đổi này, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên khẳng định, với vấn đề tiếp cận đất đai, Nghị quyết 68 dành đất cho kinh tế tư nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất… với thủ tục, điều kiện cụ thể, rõ ràng theo hướng tạo thuận lợi nhất. Với sự thay đổi đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận đất đai hơn.
Đáng chú ý, tinh thần này đã được Chính phủ giữ nguyên trong phiên họp thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân của Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội chiều qua 12/5.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, một trong những lãnh đạo thúc đẩy chính cho nghị quyết này giải thích, đây là giải pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể tiếp cận được với đất đai, giải quyết tình trạng trước đây khi các doanh nghiệp hạ tầng chủ yếu ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn thuê trọn gói, khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhu cầu và năng lực hạn chế hơn khó tiếp cận.
Ông cũng thừa nhận, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế cũng đã có quy định về việc dành một tỷ lệ nhất định (3% hoặc 5% diện tích) cho doanh nghiệp nhỏ, nhưng việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả.
“Lần này, Nghị quyết quy định cụ thể hơn, mang tính đột phá hơn”, ông Dũng nói.
Trước sự những nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong phát triển kinh tế tư nhân, nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự kỳ vọng Nghị quyết 68 và các văn bản thể chế hoá sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận đất đai.
“Trong bối cảnh thị trường đang thiếu vốn, thiếu niềm tin và thiếu động lực tăng trưởng, sự ra đời của Nghị quyết 68 sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận đất đai, từ đó, thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, doanh nghiệp sẽ tiếp cận đất đai dễ dàng hơn, từ đó, cũng yên tâm sản xuất kinh doanh”, ông TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS).
Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân
- Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ 16/05/2025 06:30
- Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân 18/05/2025 07:00
- 'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân 16/05/2025 07:00
'Được giao sứ mệnh chưa từng có, cần mở hết cỡ cho kinh tế tư nhân'
(VNF) - PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, đến thời điểm hiện tại, không còn lý do gì để không… mở hết cỡ cho khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, cần mạnh dạn loại bỏ các hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách cũ kỹ, lỗi thời.
Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân phải thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nên chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để giảm bớt thủ tục, gây phiền hà, mất thời gian cho doanh nghiệp. Việc này sẽ giảm bớt áp lực về sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động làm ăn của khối tư nhân.
‘Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, doanh nhân yên tâm kinh doanh’
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Nghị quyết 68 khẳng định rõ tinh thần không hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế sẽ khiến doanh nhân yên tâm kinh doanh. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tiếp cận cái mới để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ
(VNF) - TS. Nguyễn Quốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, các Báo cáo Kinh tế thường niên cho thấy: cần nhìn nhận lại vai trò của đất đai - một trong những yếu tố sống còn, dưới góc nhìn của khu vực tư nhân.
'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân
(VNF) - Theo Luật sư Bùi Văn Thành, “Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”.
Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân
(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.
Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân
(VNF) - Nhấn mạnh doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì trước hết phải có một điểm tựa, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho rằng điểm tựa ấy chính là Nghị quyết 68.
Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động
(VNF) - Lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo, mà còn là chỗ dựa cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, cần cải cách thể chế mạnh mẽ và hành động quyết liệt từ phía Nhà nước.
Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'
(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.
"Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế"
(VNF) - Với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw khẳng định Nghị quyết có bước tiến mang tính nhân văn, bởi trên thực tế, nhiều sai phạm kinh tế của doanh nhân – nhất là doanh nhân tư nhân – khi bị hình sự hóa sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả doanh nghiệp
Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'
(VNF) - Nhấn mạnh cần tin tưởng giao nhiệm vụ và đặt hàng các cho các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo Đèo Cả cho rằng, các dự án như đường sắt tốc độ cao nếu không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được.
'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'
(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt
Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định
(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.
Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế
(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'
(VNF) - VietnamFinance trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tựa đề: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.
Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?
(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.
Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?
(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân
(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.
90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
'Được giao sứ mệnh chưa từng có, cần mở hết cỡ cho kinh tế tư nhân'
(VNF) - PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, đến thời điểm hiện tại, không còn lý do gì để không… mở hết cỡ cho khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, cần mạnh dạn loại bỏ các hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách cũ kỹ, lỗi thời.
'Khảo sát' dự án cảng Liên Chiểu 3.400 tỷ đồng sau 2 năm khởi công
(VNF) - Sau hơn hai năm khởi công, dự án cảng Liên Chiểu đã đạt hơn 85% khối lượng thi công phần hạ tầng dùng chung và đang tăng tốc để về đích.