Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc (UN) ngày 13/5/2020, kinh tế thế giới sẽ sụt giảm 3,2% trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19. Còn theo dự báo mới nhất của Ngân hàng thế giới ngày 8/6/2020, kinh thế thế giới sẽ suy thoái tới 5,2% trong năm 2020, trong đó các nền kinh tế phát triển sẽ giảm 7% còn các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển suy giảm 2,5%, đánh dấu sự sụt giảm lần đầu tiên của nhóm này trong vòng 60 năm qua. Điều này đồng nghĩa đây sẽ là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.
Đại dịch Covid-19 khiến cho các hoạt động thương mại và đầu tư của thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trong 6 tháng đầu năm 2020. Việc các quốc gia phải đóng cửa, các thành phố chịu phong tỏa, các cơ sở sản xuất kinh tế ngừng hoạt động, người lao động phải cách ly ở nhà, các phương tiện giao thông hạn chế di chuyển, các sân bay ngừng hoạt động,... khiến cho gần như mọi hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) dự báo giá trị thương mại toàn cầu năm 2020 sẽ giảm từ -13% xuống -32% do sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu toàn cầu và sự gián đoạn các chuỗi cung ứng của thế giới. Đầu tư toàn cầu dự báo cũng sẽ suy giảm do rủi ro của tất cả các thị trường tài chính đều tăng lên, giới đầu tư không thể mạo hiểm đối với dòng tiền cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát. Chỉ trong thời gian ngắn từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3/2020, các thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm 20%-30% đây là mức sụt giảm lớn nhất tính từ năm 1987 đến nay.
Dịch bệnh Covid-19 khiến cho thế giới nhận ra những rủi ro của việc phụ thuộc vào một mình Trung Quốc như là công xưởng chính của kinh tế thế giới. Sau khi nền kinh tế nước này phải đóng cửa để kiểm soát dịch bệnh, các chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia phải ngừng hoạt động, khiến người lao động tại nhiều quốc gia trong chuỗi giá trị bị mất việc làm.
Chính vì vậy, các chuỗi giá trị toàn cầu đang và sẽ có sự điều chỉnh đáng kể, nhiều hoạt động sản xuất của các chuỗi giá trị sẽ được chuyển bớt ra khỏi Trung Quốc để hạn chế rủi ro. Ngoài việc cân nhắc quay trở về chính quốc, các công ty Mỹ có thể ưu tiên chuyển hoạt động về Mexico và Ấn Độ, các công ty của EU sẽ ưu tiên chuyển về khu vực Trung Đông và Châu Phi, trong khi các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc có thể chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á khác. Ngay cả các công ty Trung Quốc cũng sẽ đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn nhằm đa dạng hóa hoạt động và chuỗi cung ứng của họ.
Vai trò của kinh tế số sẽ được nâng lên do tác động của đại dịch, mọi hoạt động của xã hội từ làm việc, học hành, hội họp, kinh doanh - buôn bán, thậm chí giải trí,… trực tuyến sẽ ngày càng phổ biến. Nhiều người lao động và doanh nghiệp sẽ hướng tới hình thức làm việc tại nhà (work from home) nhiều hơn, khiến cho các hoạt động kinh doanh dần dần được chuyển từ hoạt động thực tế lên không gian số hóa.
Xu hướng này đặc biệt sẽ thấy rõ trong những lĩnh vực như dịch vụ tài chính, dịch vụ chuyên nghiệp, các hoạt động tư vấn. Đối với người tiêu dùng, hình thức mua sắm tại nhà (shopping from home) sẽ trở nên ngày càng phổ biến, khiến xu hướng này tăng tốc trong thời gian tới.
Giới doanh nghiệp sẽ dần quen hơn với các cuộc họp online thông quan các phần mềm như Zoom hay Google Meeting. Điều này khiến cho nhu cầu đi lại ít hơn (đặc biệt là bằng đường hàng không), nhu cầu khách sạn lưu trú cũng giảm xuống, các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp (như các nhà hàng, trung tâm hội thảo) sẽ phải thu hẹp hoạt động.
Đối với các chính phủ, xu hướng áp dụng các công nghệ số nhằm theo dõi hoạt động, sức khỏe của người dân nhằm đối phó với sự lây lan của dịch bệnh trong tương lai sẽ phát triển. Việc ứng dụng chuyển đổi số được cho là có nhiều ưu việt và hiệu quả nhưng cũng tạo ra nhiều vấn đề tranh cãi mới về sự vi phạm quyền riêng tư của công dân, về an ninh mạng và an ninh quốc gia và các doanh nghiệp.
Việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được cho là không làm tốt vai trò cảnh báo và quản lý đại dịch Covid-19 tiếp tục đặt ra vấn đề về tính hiệu quả của các thể chế toàn cầu. Đối với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngoài việc bất lực trong việc ngăn chặn chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, WTO cũng không thể kết thúc vòng đàm phán Đôha do sự bất đồng về lợi ích thương mại giữa các nhóm nước và giữa những nền kinh tế lớn.
Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) thì thất bại trong việc ngăn chặn các cuộc khủng hoảng ở nhiều quốc gia. Vai trò của Ngân hàng thế giới (WB) thì ngày càng mờ nhạt... Các thể chế toàn cầu, đặc biệt là các thể chế kinh tế quốc tế chắc chắn sẽ phải được tái cơ cấu hoặc cải tổ một cách mạnh mẽ để có thể hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã bước sang năm thứ 2 với các biện pháp trả đũa giữa hai bên ngày càng nghiêm trọng và quyết liệt. Sau những đòn trả đũa lẫn nhau và căng thẳng lên đến đỉnh điểm thì hai quốc gia này đã đạt được một số thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào ngày 15/1/2020.
Theo đó, Mỹ sẽ xóa bỏ một số hàng rào thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc cam kết mua 200 tỷ USD ngũ cốc, thịt lợn, máy bay, thiết bị công nghiệp cùng các hàng hóa khác của Mỹ trong hai năm tới. Mỹ còn yêu cầu Trung Quốc mở cửa hơn nữa thị trường tài chính và bảo vệ công nghệ cũng như thương hiệu Mỹ, đồng thời thiết lập một diễn đàn để hai bên tranh luận về những quan điểm khác biệt.
Tuy nhiên, thỏa thuận không đề cập đến những khoản trợ cấp mà chính phủ Trung Quốc dành cho các ngành công nghiệp nội địa và sự kiểm soát chặt chẽ của họ đối với các đòn bẩy kinh tế quan trọng, là nguyên nhân gốc rễ của cuộc chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung. Thỏa thuận còn giữ lại hầu hết các mức thuế mà Trump áp lên 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Giải quyết được vấn đề tận gốc có thể mất rất nhiều thời gian nữa, do vậy, triển vọng về một thỏa thuận Mỹ - Trung giai đoạn hai vẫn còn là ẩn số, có thể được khởi động lại sau khi kết thúc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.
Theo đánh giá của Capital Economist, Trung Quốc bị cho là thiệt hại nhiều hơn Mỹ trong cuộc đối đầu này, lý do là vì thương mại quốc tế quan trọng với Trung Quốc hơn so với Mỹ. Xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Trung Quốc chỉ chiếm chưa đầy 1% GDP và 8% tổng xuất khẩu của Mỹ. Trong khi đó xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chiếm gần 4% GDP và 20% xuất khẩu của quốc gia này. Giá trị gia tăng từ xuất khẩu sang Mỹ chiếm 3% GDP của Trung Quốc.
Ngoài ra, trong khi kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn tăng trưởng tương đối tốt, kinh tế Trung Quốc lại có dấu hiệu suy yếu, bước vào thời kỳ tăng trưởng thấp sau một giai đoạn tăng trưởng cao liên tục.
Thương chiến Mỹ - Trung thực chất là cuộc đối đầu của một bên đang giữ vị thế bá chủ và bên kia là bên muốn soán ngôi đó. Mỹ muốn kiềm chế sự trỗi dậy quá nhanh của Trung Quốc cả về mặt kinh tế, công nghệ lẫn địa chính trị.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể kể đến bao gồm: (i) Mỹ muốn cắt giảm khoản thâm hụt thương mại khổng lồ trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc; (ii) Ngăn chặn tình trạng ăn cắp bản quyền và sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp công nghệ Mỹ nói riêng; (iii) Mỹ muốn hạn chế Trung Quốc đuổi kịp Mỹ về mặt công nghệ vì tương lai của kẻ báo chủ thuộc về quốc gia có công nghệ tiên tiến và dẫn đầu về công nghệ; (iv) Quan điểm riêng có của tổng thống Mỹ hiện nay là phải quyết liệt trong việc đối đầu với Trung Quốc và phản ứng lại với chiến lược của Trung Quốc là thoát khỏi chiến lược “giấu mình chờ thời” trước nay.
Triển vọng phát triển kinh tế thế giới và thương mại quốc tế trong ngắn hạn phụ thuộc hoàn toàn vào việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên quy mô toàn cầu. Sau khi có dấu hiệu được kiểm soát ở châu Âu và châu Á, việc dịch bệnh bùng phát tương đối muộn ở các nước Mỹ Latinh cho thấy sự phát triển khó lường của chủng virus mới này.
Ngay cả các nước đang kiểm soát tốt dịch bệnh, bắt đầu nới lỏng phong tỏa hoạt động của nền kinh tế, cũng phải đối mặt với các làn sóng lây nhiễm tiếp theo. Đặc biệt là Mỹ đang có những sự kiện kỳ thị da màu dẫn tới biểu tình và bạo loạn trong thời gian gần đây càng làm tăng thêm việc lây lan dịch bệnh.
Tình hình chắc chắn chỉ khả quan trở lại sau khi sản xuất được vắcxin hoặc có phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Theo đánh giá của Liên hợp quốc (UN), kinh tế thế giới sẽ thiệt hại khoảng 8.500 tỷ USD trong 2 năm 2020 và 2021 trước khi thế giới tìm ra những biện pháp y tế hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Dịch bệnh Covid-19 và sự phát triển không ngừng với tốc độ nhanh của cách mạng công nghiệp 4.0 dự báo sẽ đưa lại những biến đổi đáng kể đối với thế giới. Cách thức tương tác giữa con người với con người, cách thức vận hành các doanh nghiệp ở tầm vi mô cũng như vận hành của nền kinh tế ở tầm vĩ mô và toàn cầu đã và đang có nhiều thay đổi. Sức ép của chuyển đổi số ngày một lớn.
Toàn cầu hóa sẽ vẫn tiếp tục nhưng mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa với chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ thương mại sẽ trở nên gay gắt hơn. Các hệ thống thương mại đa phương và các thể chế toàn cầu sẽ có những cải cách để phù hợp với bối cảnh mới. Xu hướng phân chia lại sự ảnh hưởng để định hình lại “vùng ảnh hưởng” từ các nước lớn càng ngày càng mạnh. Xu hướng đối đầu kinh tế và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc dự báo sẽ còn diễn biến căng thẳng, khó có khả năng kết thúc trong ngắn hạn vì cuộc tranh đua ngôi vị bá chủ không thể kết thúc trong ngắn hạn.
Mỹ sẽ tiếp tục có những động thái cô lập Trung Quốc bất kể tổng thống Donald Trump có đắc cử nhiệm kỳ tiếp theo hay không. Xu hướng dịch chuyển đầu tư, sản xuất ra khỏi Trung Quốc của các tập đoàn quốc tế có thể không diễn ra ồ ạt nhưng sẽ trở thành xu hướng trong dài hạn. Sự dịch chuyển và đứt gãy của các chuỗi cung ứng toàn cầu đang và sẽ tiếp tục xảy ra, khiến cho hoạt động thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Vùng ảnh hưởng theo sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPS) của Mỹ sẽ đối lập mạnh với vùng ảnh hưởng của sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) của Trung Quốc. Các vấn đề an ninh phi truyền thống sẽ tiếp tục diễn ra ở qui mô khu vực và toàn cầu, đặc biệt là vấn đề an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh mạng. Những mâu thuẫn và xu hướng trên có thể dẫn tới nhiều bất ổn khu vực.
Tuy nhiên, khu vực ASEAN vẫn sẽ giữ được vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho khu vực Đông Á năng động tiếp tục phát triển. Tiểu vùng sông Mê Công trong đó có Việt nam sẽ có vai trò lớn hơn và thu hút được sự chú ý quan tâm nhiều hơn của các bên liên quan. Già hóa dân số, biến đổi khí hậu, đô thị hóa… sẽ có những tác động ngày càng tăng đối với các quốc gia trong khu vực.
Khả năng phục hồi và phát triển của kinh tế thế giới phụ thuộc vào mức độ nhanh chậm của các sự điều chỉnh và mạnh hay yếu của các xu hướng này cũng như khả năng bù đắp của các hình thức hoạt động kinh tế mới như các lĩnh vực thương mại điện tử, các hoạt động của kinh tế số.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thành công nhất thế giới trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 vì vậy có điều kiện nhanh chóng phục hồi các hoạt động của nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được xem là được hưởng lợi từ quá trình điều chỉnh các chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra.
Tuy nhiên, vì các vấn đề rủi ro của thế giới hiện nay là rất lớn và còn diễn biến phức tạp, chúng ta cần tiếp tục có cách tiếp cận thận trọng trong mọi vấn đề, đặc biệt là sức ép phải mở cửa cho thị trường du lịch.
Đối với lĩnh vực kinh tế, cần kiên trì mục tiêu ổn định vĩ mô, hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững dài hạn hơn là theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Tập trung nguồn lực vào cải thiện các điểm nghẽn của nền kinh tế về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và thể chế và đầu tư nhiều hơn cho việc chuyển đổi số và khuyến khích đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Trên mặt trận kinh tế đối ngoại, phải coi trọng nhiều hơn nội lực của nền kinh tế, tránh việc phụ thuộc nhiều vào một vài thị trường. Điều quan trọng nhất là cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để đảm bảo cho kinh tế Việt Nam có năng lực đương đầu tốt và chống chịu được với các cú sốc và rủi ro từ bên ngoài.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.