Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.478.101 tỷ đồng; so với năm 2014, tăng gấp 1,75 lần về số doanh nghiệp (74.842 doanh nghiệp) và 3,4 lần về vốn đăng ký (432.286 tỷ đồng).
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, thủ tục khởi sự kinh doanh tăng lên hạng 106 (so với thứ hạng 125 năm 2014; giảm từ 10 thủ tục xuống 8; giảm từ 34 ngày xuống 17 ngày); quy định về bảo vệ cổ đông, nhà đầu tư có cải thiện mạnh mẽ hiện xếp hạng 89 (so với thứ hạng 117 năm 2014, thứ hạng 169 năm 2013).
Còn theo khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam thì thủ tục đăng ký doanh nghiệp luôn được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tích cực.
Tuy nhiên, trước áp lực mạnh mẽ của Chính phủ cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa chất lượng môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và bền vững, Luật Doanh nghiệp đang được rà soát để sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu này của Chính phủ.
Bài viết này tập trung vào một số nội dung đang được dự kiến sửa đổi trong Luật Doanh nghiệp đang thu hút sự tham gia thảo luận của cộng đồng xã hội; nhiều nội dung có những quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái chiều nhau.
Thứ nhất, về gia nhập thị trường và con dấu
Gia nhập thị trường được hiểu là toàn bộ quá trình lúc nhà đầu tư bắt đầu thực hiện thủ tục đến lúc hoàn tất các thủ tục hành chính và có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Hiện nay ở nước ta, so sánh quốc tế và khu vực, thủ tục thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh ở nước ta vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí. Cụ thể, nếu đo lường bằng số thủ tục và thời gian, thì theo quy định hiện hành ở nước ta bao gồm 8 bước thủ tục và khoảng 17 ngày làm việc, không kể ngày nghỉ và thời gian chờ (xem chi tiết trong Bảng trên). Các thủ tục này được quy định ở nhiều Luật khác nhau, bao gồm Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật bảo hiểm, Luật ngân hàng, Luật về thuế,….
Tuy nhiên, để thực hiện toàn diện cải cách này cũng đòi hỏi không chỉ sửa Luật Doanh nghiệp mà nhiều pháp luật khác như liệt kê.
Trong phạm vi của Luật Doanh nghiệp thì đã đến lúc để thực hiện cải cách đầy đủ về con dấu doanh nghiệp, nên bãi bỏ hoàn toàn các thủ tục hành chính về dấu. Cụ thể, đề nghị bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu cũng như các quy định về dấu trong Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, việc làm dấu, sử dụng dấu của doanh nghiệp sẽ hoàn toàn do doanh nghiệp tự quyết định trong Điều lệ hoặc quy chế hoạt động, tùy vào mục tiêu, nhu cầu sử dụng dấu. Cải cách này ngoài việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, còn có tác động tích cực khác.
Nhiều tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp hiện nay kéo dài và nhiều trường hợp không thể giải quyết dứt điểm do con dấu bị chiếm giữ bởi một bên. Chính điều này không chỉ ảnh hưởng đến cách bên tranh chấp, mà còn gây ảnh hưởng đến ngừng trệ hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Việc ‘lạm dụng’ dấu trong nhiều trường hợp làm cho giao dịch kém tính khả thi do các bên bỏ qua việc nghiên cứu, tìm hiểu năng lực đối tác khi ký hợp đồng, mà chỉ dựa vào việc đóng dấu. Cải cách triệt để về dấu, trao toàn quyền cho doanh nghiệp quyết định về dấu sẽ giúp giảm thiểu các hậu quả phát sinh từ cách thức quản lý dấu hiện này.
Thứ hai, về bảo vệ cổ đông, nhà đầu tư, đặc biệt là bảo vệ quyền cổ đông nhỏ
Bảo vệ cổ đông là một nội dung quan trọng nhất của quy định về khung quản trị doanh nghiệp. Việc hoàn thiện quy định về bảo vệ cổ đông sẽ đóng góp quan trọng làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh an toàn và thông qua đó sẽ thúc đẩy đầu tư, tinh thần đầu tư mà còn giúp huy động đầu tư tốt hơn, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Nội dung quan trọng của quy định về bảo vệ cổ đông là đảm bảo các cổ đông được đối xử công bằng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp không bị chiếm đoạt bởi người quản lý công ty hoặc cổ đông lớn.
So với Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã tạo ra một đột phá về nội dung này. Theo đó, quy định về bảo vệ cổ đông, nhà đầu tư có cải thiện mạnh mẽ, hiện xếp hạng 89 trên 190 quốc gia (so với thứ hạng 117 năm 2014, thứ hạng 169 năm 2013).
Mặc dù vậy, nếu so sánh với các quốc gia xung quanh, thì mức độ bảo vệ nhà đầu tư theo pháp luật nước ta còn thấp xa so với Indonesia - quốc gia tương đồng nhất; thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Singapore và Malaysia.
Và thực tế thực hiện Luật Doanh nghiệp cho thấy một số quy định của Luật Doanh nghiệp chưa thực sự tạo thuận lợi cho cổ đông thực hiện quyền của mình; thậm chí một số quy định ‘vô hình’ tạo rào cản cho cổ đông trong bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình hoặc bị cổ đông lớn, công ty lạm dụng gây thiệt hại cho cổ đông.
Ví dụ, như các hạn chế của Luật Doanh nghiệp về yêu cầu cổ đông phải sở hữu một lượng cổ phần nhất định và trong thời hạn nhất định mới được thực hiện các quyền như đề cử, tiếp cận thông tin, yêu cầu đình chỉ quyết định của công ty …
Do đo, việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này nên coi hoàn thiện cơ chế bảo vệ nhà đầu tư là một trọng tâm sửa đổi, bổ sung. Việc sửa đổi phải theo hướng mở rộng quyền cổ đông; tạo thuận lợi hơn cho cổ đông thực hiện các quyền của mình và bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm; nâng cao trách nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và người quản lý công ty,…. Kiến nghị nới lỏng các hạn chế về tỷ lệ sở hữu cổ phần và bãi bỏ các hạn chế về thời hạn sở hữu cổ phần đối với cổ đông trong Luật Doanh nghiệp, ví dụ như các quy định tại khoản 2 Điều 114, khoản 4 Điều 149 và khoản 1 Điều 161, ….
Thứ 3, về hộ kinh doanh
Vấn đề rất lớn đang thảo luận hiện nay là việc sửa Luật Doanh nghiệp như thế nào đối với sự phát triển của hộ kinh doanh. Quan điểm về nội dung này cũng rất khác nhau, thậm chí trái chiều nhau. Có quan điểm cho rằng hộ đã hết sứ mệnh lịch sử, nên chuyển thành doanh nghiệp.
Quan điểm khác cho rằng, hộ là một hình thức kinh doanh đặc trưng của nước ta, sẽ còn tồn tại lâu dài. Có quan điểm cho rằng cần ‘nâng cấp’ hộ vào Luật Doanh nghiệp và cần hoàn thiện về khung pháp lý. Cần đánh giá chính xác về vai trò, địa vị pháp lý của hộ kinh doanh hiện nay và đặc biệt là mục tiêu quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thì mới tìm được giải pháp đúng đắn.
Trước hết, tôi cho rằng, sự tồn tại của ‘hộ kinh doanh’ với vai trò và vị trí quan trọng; phù hợp với hoạt động kinh doanh nhỏ, siêu nhỏ, đơn giản, nhanh nhạy, gia đình có cơ hội kinh doanh nâng cao đời sống.
Do đó, không ép buộc hành chính hộ kinh doanh phải chuyển thành doanh nghiệp hoặc xóa bỏ hình thức hộ kinh doanh; thừa nhận hộ kinh doanh chính là cá nhân kinh doanh tồn tại song song cùng với các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã; góp phần đa dạng hóa hình thức kinh doanh, trao thêm quyền cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Kiến nghị Luật Doanh nghiệp cần phải bổ sung quy định về hộ kinh doanh, với quy định đơn giản, phù hợp và không tạo gánh nặng pháp lý quá mức đối với hoạt động kinh doanh có tính chất thời vụ, nhỏ, siêu nhỏ, đơn giản; xóa bỏ các hạn chế pháp lý về quyền đối với hộ kinh doanh như hiện nay.
Ngoài ra, để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thì sửa Luật Doanh nghiệp về hộ là chưa đủ; đòi hỏi phải đồng thời sửa đổi quy định khác có liên quan, ví dụ như thuế, hóa đơn, lao động,… đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng; quy định pháp luật phải phù hợp với tính chất và quy mô kinh doanh, chứ không phải là phân biệt theo loại hình pháp lý như hiện nay.
Luật Doanh nghiệp được sửa đổi lần này cũng được đặt trong một kỳ vọng của cộng đồng xã hội là tiếp tục tạo thay đổi mạnh mẽ về thể chế đủ tạo ra cú hích về phát triển kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, sửa đổi Luật Doanh nghiệp phải nhằm thiết lập một môi trường kinh doanh an toàn hơn.
*TS. Phan Đức Hiếu là Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.