Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bình luận về việc thực hiện các dự án PPP ở thời điểm hiện tại, ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), cho hay trên thực tế hiện nay, việc triển khai các dự án PPP vẫn còn một số tồn tại, bất cập khiến các nhà đầu tư cảm thấy lưỡng lự, băn khoăn khi quyết định “chung tay với nhà nước”.
Do gặp vướng mắc ở nhiều khâu, từ khâu lựa chọn dự án, thông tin dự án, thủ tục hành chính cho đến các cơ chế, nên nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, cũng dần cân nhắc hơn, cẩn trọng hơn khi chọn đầu tư vào các dự án PPP.
“Không chỉ vậy, nhiều dự án PPP cũng trở nên kém hấp dẫn với nhà đầu tư do thiếu các công cụ chia sẻ rủi ro dự án, giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia thực hiện dự án, nhà đầu tư cũng chưa cảm nhận được sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, ông Bắc nói.
Đáng chú ý, thời gian qua, các tranh chấp liên quan đến dự án PPP đang ngày càng tăng, tính chất cũng dần phức tạp hơn, dẫn đến nhiều thiệt hại về cả vật chất và uy tín của các bên.
Tương tự, theo ông Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội, Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH YKVN, dù đã có hệ thống khung pháp lý cho các dự án PPP, nhưng chính sách PPP chưa thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý, đầu tư dưới hình thức PPP còn nhiều bất cập và đang có dấu hiệu chững lại.
Ở Việt Nam, hệ thống chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP không được xây dựng riêng biệt mà lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch phát triển quốc gia, ngành, địa phương. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu định hướng trong chiến lược, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng chưa phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực, trong đó có PPP.
Quá trình xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hầu hết đều không có sự tham gia đóng góp hoặc có tham gia nhưng chỉ mang tính thủ tục từ các bên nhà đầu tư, nhà tài trợ, cộng đồng.
Điều 10, Luật Đầu tư PPP, cấm quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Theo Chính phủ, cho đến nay vẫn chưa có một kế hoạch chiến lược, trung và dài hạn cho PPP, do đó việc triển khai PPP chưa có định hướng rõ ràng dẫn đến tư duy ngại khó, các dự án cơ sở hạ tầng chưa có thứ tự ưu tiên.
Theo Bộ Xây dựng, hệ thống cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn đã được cụ thể hóa trong đồ án quy hoạch xây dựng, nhưng vấn đề là thiếu sự liên kết vùng tỉnh trong quy hoạch, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng sử dụng chung chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Tại các địa phương, hầu hết chưa có kế hoạch PPP cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trừ một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh có lập kế hoạch trung hạn nhưng nhìn chung chất lượng quy hoạch dự án chưa cao.
Văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về PPP (hiện nay là Luật Đầu tư PPP 2020) đã quy định rõ trình tự chuẩn bị, thực hiện dự án.
Tuy nhiên, theo luật sư Trương Trọng Nghĩa, nhiều thủ tục cụ thể trong quá trình triển khai dự án PPP cũng chịu sự điều chỉnh của các luật khác nhau như Luật Ngân sách nhà nước (đối với việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án PPP), Luật đầu tư công (vốn đầu tư công trong dự án PPP), Luật Xây dựng (thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán), Luật Quản lý nợ công (vốn vay ODA sử dụng trong dự án PPP),…
“Nhiều quy định chồng chéo giữa các luật với nhau dẫn đến khó khăn thực hiện trong thực tế”, ông Nghĩa nói.
Nội dung quy định tại các luật liên quan này được xây dựng hướng tới dự án công hoặc đầu tư tư nhân thuần túy, chưa xét đến đặc thù đầu tư PPP; quy trình, thủ tục cũng được triển khai riêng lẻ, chưa đảm bảo hài hòa với quy trình thực hiện dự án PPP.
Theo nguyên tắc thị trường thì ”tiền trao, cháo múc”, riêng với dự án BOT thì theo ông Nghĩa: “Cháo đã múc, tiền vốn thì đến 2, 3 chục năm sau mới thu về, sau đó mới là tiền lãi”.
LS Trương Trọng Nghĩa cho rằng rủi ro của các dự án PPP rất lớn. Do đó, khi giải quyết các tranh chấp, xét xử các vi phạm liên quan đến PPP thì các cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng không thấy sự khác biệt này, dễ dẫn đến cách giải quyết không thuận lợi cho nhà đầu tư.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng công tác triển khai Luật PPP còn gặp nhiều hạn chế. Các dự án PPP được triển khai chủ yếu thuộc một số lĩnh vực trọng điểm như giao thông vận tải, năng lượng, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, chất thải.
Một số lĩnh vực được quy định nhưng chưa triển khai hoặc áp dụng chưa thành công như nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, hạ tầng khu kinh tế…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.