'Muốn làm cao tốc Bắc - Nam, doanh nghiệp Việt cần liên kết để tạo ra quả đấm mạnh hơn'
Trần Lưu -
12/07/2019 11:42 (GMT+7)
(VNF) - Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải, sẽ không có nhiều nhà đầu tư trong nước đạt được điều kiện về vốn và năng lực để thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần liên kết lại với nhau để tạo ra "quả đấm" mạnh hơn, từ đó cạnh tranh sòng phẳng với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tính đến ngày 11/7, đã có 7/8 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam thực hiện theo hình thức công tư (PPP) tiến hành mở thầu sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư. Trong tổng số 51 bộ hồ sơ mà các ban quản lý dự án tiếp nhận thì có tới 36 bộ hồ sơ là của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc... Đặc biệt, cả 7/8 dự án vừa tiến hành mở thầu đều có sự xuất hiện của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.
Trao đổi với VietnamFinance xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng theo quy định, các nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện đều hoàn toàn có thể tham gia đấu thầu thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam và chúng ta không thể ngăn cấm họ được. Tuy nhiên các yêu cầu mà Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đưa ra quá nặng nề cho các doanh nghiệp trong nước.
"Các điều kiện mà Bộ GTVT đưa ra có phần hơi nặng nề và nó có thể làm 'hẹp cửa' cho các nhà đầu tư trong nước quan tâm đến dự án này, đồng thời khiến việc cạnh tranh của nhà đầu tư nội trở nên khó khăn hơn với các nhà đầu tư ngoại", TS Nguyễn Xuân Thủy nói.
Từ lẽ đó, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng Bộ GTVT nên bàn lại các tiêu chí này và có những châm chước nhất định cho các nhà đầu tư nội địa để họ có thể liên kết với nhau và tạo ra sức mạnh.
Trên thực tế, ngoài các tiêu chí chung thì Bộ GTVT cũng đưa ra những yêu cầu riêng đối với các nhà đầu tư ngoại, chẳng hạn như phải từng thực hiện đầu tư thành công một dự án tương tự như đường cao tốc Bắc-Nam ở một nước mà họ không mang quốc tịch. Đặc biệt, quá trình thực hiện dự án ở nước đó không xảy ra kiện tụng, tranh chấp, lịch sử quá trình thực hiện dự án phải lành mạnh.
Đánh giá về khả năng của các nhà đầu tư trong nước, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm được như Tổng công ty Sông Đà, các Cienco (các tổng công ty xây dựng công trình giao thông), Tổng công ty Thăng Long, Tổng công ty Trường Sơn... Đây đều là những doanh nghiệp có đủ thiết bị, công nghệ và đặc biệt là có kinh nghiệm trong việc thực hiện các công trình lớn.
Đã có 7/8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam mở thầu sơ tuyển
"Khả năng trúng thầu của các doanh nghiệp Việt là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, để cạnh tranh sòng phẳng với các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư có vốn lớn hơn, có công nghệ hiện đại hơn... thì các doanh nghiệp Việt cần liên kết với nhau, tạo ra quả đấm mạnh hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nội cũng cần đoàn kết với nhau, kèm theo đó là cơ chế chính sách ưu tiên của nhà nước thì doanh nghiệp nội hoàn toàn có khả năng chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này", ông Thủy nói.
TS Nguyễn Xuân Thủy cũng cho rằng bản thân doanh nghiệp nội tham gia thực hiện cao tốc Bắc - Nam cũng được rất nhiều người dân ủng hộ. Người dân đã bớt tính sính ngoại và tin dùng hơn các sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là có thể đóng góp cho nền kinh tế quốc gia.
Về lo ngại việc các doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu sẽ có thể lặp lại dự án Cát Linh - Hà Đông, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng chúng ta không nên vơ đũa cả nắm bởi không phải tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc đều yếu kém. Tuy nhiên đối chiếu lại từ dự án Cát Linh - Hà Đông thì Bộ GTVT cần phải thận trọng hơn trong việc lựa chọn nhà đầu tư Trung Quốc để tránh lặp lại.
Trước đó như VietnamFinance đã thông tin, sau khi mở thầu sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư, mỗi dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam sẽ lựa chọn tối đa 5 nhà đầu tư để vào vòng đấu thầu, được tính theo thang điểm từ cao xuống thấp. Danh sách nhà đầu tư qua vòng sơ tuyển sẽ được trình Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, phê duyệt trong 20 ngày.
Sau khi có kết quả sơ tuyển, quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án cao tốc Bắc Nam sẽ bắt đầu từ tháng 10, sau đó là công tác chấm thầu, phê duyệt kết quả trong tháng 3/2020; đàm phán, ký kết hợp đồng trong tháng 4/2020.
8 dự án xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 theo hình đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT, gồm: Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Đồng Nai.
Dự kiến tổng mức đầu tư 8 dự án này 104.070 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nhà nước 40.360 tỷ đồng dành cho giải phóng mặt bằng, tái định cư.
(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa đánh giá các động lực tăng trưởng của Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức trong năm 2025. Do vậy, nếu phấn đấu tích cực, khả năng GDP năm 2025 sẽ đạt được mức tăng trưởng như năm 2024.
(VNF) - TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, yếu tố quyết định thành công của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là tổ chức gọn nhẹ lại, mà phải tuyển chọn và bố trí lại con người đúng người, đúng việc, đúng khả năng
(VNF) - Mặc dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt, giá bất động sản vẫn duy trì đà tăng và thiết lập mặt bằng giá mới, khiến nhiều người có nhu cầu thực sự phải từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà ở các thành phố lớn.
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng, phạm vi áp dụng tạm hoãn xuất cảnh nên tính toán thu hẹp lại bởi quyền con người là được tự do đi lại nên chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết, tránh lạm dụng… gây ảnh hưởng tới cuộc sống và quyền tự do của người dân.
(VNF) - "Quản trị quốc gia suy cho cùng là hướng đến giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong điều kiện nhu cầu thì vô hạn nhưng nguồn lực thì luôn hữu hạn và môi trường biến đổi không ngừng..."
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, TS Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khẳng định nếu được thực hiện, đề án lấn biển để phát triển sẽ là cơ hội để Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ.
(VNF) - Khu vực lấn biển xây khu thương mại tự do Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý chủ trương và nhiều ý kiến cho rằng vị trí đó là phù hợp.
(VNF) - Trong bối cảnh dư địa phát triển của Đà Nẵng là đất đai đang có những hạn chế nhất định, việc lấn biển để tạo ra không gian phát triển mới cho Đà Nẵng được xem là cần thiết và tất yếu.
(VNF) - Doanh nghiệp ngành bia cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cần một phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu ngân sách, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường kinh doanh, phù hợp với bối cảnh kinh tế, thực trạng doanh nghiệp và để doanh nghiệp có khả năng trụ vững.
(VNF) - Ông Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: "Cải cách thể chế, quan trọng vẫn là tư duy, nhận thức của tổ chức, bộ máy và cách làm của con người. Vì thể chế do con người tạo ra, vấn đề là cần tìm ra những con người xứng đáng để xây dựng thể chế cho một Kỷ nguyên mới.
(VNF) - Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng vấn đề tinh gọn bộ máy nên được thực hiện ngay từ bây giờ.
(VNF) - Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức mới đến từ Thỏa thuận Xanh Châu Âu. Trong đó có Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP).
(VNF) - Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Việt Nam đứng thứ 4 trong 20 quốc gia đang phát triển ở châu Á về cờ bạc, đứng đầu là Philipines.
(VNF) - Theo các chuyên gia và nhà quản lý, để không bị “sậy bẫy” khi tham gia đầu tư, nhà đầu tư phải trang bị kiến thức và cần tham chiếu rộng các kênh, đơn cử như mặt bằng lãi suất của hệ thống ngân hàng.
(VNF) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, doanh nghiệp muốn được thật sự tự do kinh doanh theo đúng tinh thần của Hiến pháp, muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý để chớp lấy cơ hội, tự tin chiến đấu và chiến thắng trên thương trường.
(VNF) - "Nếu không có áp lực này thì ngành sợi của chúng ta cứ "bình chân như vại" và đi sau một số nước khác. Chính nhờ CPTPP đi vào thực thi thì ngành công nghiệp kéo sợi và dệt nhuộm Việt Nam tăng trưởng rất mạnh". Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh
(VNF) - Theo các chuyên gia, để xây dựng khu thương mại tự do Đà Nẵng thành công cần có nhà đầu tư chiến lược uy tín, đủ tầm cỡ và phải là liên minh nhà đầu tư chiến lược.
(VNF) - Theo ước tính của Kho bạc Nhà nước, tính đến hết tháng 10/2024, tổng khối lượng vốn đầu tư công giải ngân là 355.616 tỷ đồng, đạt 47,43% kế hoạch, bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Điều này được nhìn nhận có thể cản trở quá trình phục hồi và khiến nền kinh tế thiệt đơn, thiệt kép.
(VNF) - Vấn đề liệu đường sắt cao tốc Bắc Nam chỉ nên tập trung vào vận tải hành khách hay cũng cần vận chuyển hàng hoá vẫn đang có hai quan điểm trái chiều. Đây là nội dung đáng chú ý được thảo luận trong buổi họp tại hội trường vào chiều 20/11 về Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Trong các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước đã có định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như hướng dẫn thực hiện khá cụ thể và chi tiết. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước còn một số v
(VNF) - Tái khởi động phát triển điện hạt nhân là bước chuyển quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng của đất nước. Chia sẻ về vấn đề này, TS. Richard Ramsawak - Giảng viên Đại học RMIT cho rằng, điện hạt nhân có thể đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam chuyển đổi sang tương lai năng lượng bền vững, đồng thời hỗ trợ các mục tiêu kinh tế và môi trường rộng lớn hơn của đất nước.
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn cần được đánh giá kỹ lưỡng để có mức tăng, lộ trình tăng phù hợp để tránh những tác động tiêu cực.
(VNF) - Theo đại biểu Quốc hội, để đảm bảo khả thi và tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các đơn vị trong nước phải được chuyển giao công nghệ vận hành, sản xuất.
(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa đánh giá các động lực tăng trưởng của Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức trong năm 2025. Do vậy, nếu phấn đấu tích cực, khả năng GDP năm 2025 sẽ đạt được mức tăng trưởng như năm 2024.
(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.