Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Thời gian qua, thị trường xuất hiện một số thông tin như "Apple bỏ chọn Việt Nam, chọn Ấn Độ khi rút chân khỏi Trung Quốc” hay “Samsung chuyển một phần sản xuất điện thoại từ Việt Nam sang Ấn Độ”. Những thông tin này đã khiến dư luận xôn xao, bởi trước đó không ít chuyên gia nhìn nhận Việt Nam là một trong những điểm đến hàng đầu của việc dịch chuyển đầu tư.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Cao Bảo, chuyện Apple bỏ chọn Việt Nam hay Samsung chuyển sang Ấn Độ đều "hoàn toàn sai lệch".
Ông Đỗ Cao Bảo cho biết chiến lược của Apple là không trực tiếp xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm như Samsung, LG mà thuê các doanh nghiệp khác gia công sản xuất sản phẩm. Hai nhà sản xuất gia công lớn nhất cho Apple hiện nay là Foxconn (Đài Loan) và Luxshare (Trung Quốc).
Việc đặt nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia hay một quốc gia nào đó là do Foxconn và Luxshare quyết định, Apple không can thiệp. Apple chỉ yêu cầu các nhà sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về công nghệ, chất lượng, qui trình sản xuất cũng như điều kiện làm việc, ăn ở của công nhân.
"Việc Apple chưa đồng ý cho Luxshare sản xuất iPhone tại Việt Nam là do Luxshare chưa đảm bảo điều kiện ăn ở cho công nhân. Theo Apple Insider, một trong những vướng mắc khiến Luxshare chưa thể sản xuất iPhone tại Việt Nam có thể chỉ do việc xây dựng khu nhà ở cho 60.000 công nhân gần nhà máy", ông Bảo nhấn mạnh.
Theo ông Bảo, trên thực tế, các báo quốc tế không hề dùng từ “Apple từ chối Việt Nam” mà chỉ dùng từ “Apple chờ Luxshare cải thiện điều kiện của công nhân trước khi mở rộng sản xuất iPhone tại Việt Nam” (“Apple waiting”).
Điều đó có nghĩa rằng việc sản xuất iPhone tại Việt Nam vẫn trong kế hoạch của Luxshare và Apple, chỉ là chậm lại, chờ Luxshare xây xong nhà ở cho công nhân mà thôi.
Cũng theo ông Bảo, trước chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, có đến 75% sản phẩm của Apple được sản xuất ở Trung Quốc. Kể từ tháng 6/2019 đến nay, Apple cùng với Foxconn, Luxshare và các đối tác khác mới chỉ chuyển được có 5% ra khỏi Trung Quốc (trong đó có sang Ấn Độ và Việt Nam).
"Cơ hội cho Việt Nam chính là ở 70% sản phẩm Apple còn lại vẫn đang sản xuất ở Trung Quốc. Chỉ cần Luxshare xây xong nhà ở cho công nhân là Apple sẽ đồng ý cho Luxshare sản xuất iPhone tại Việt Nam", ông nói.
Với Foxconn, ông Bảo cho rằng có lẽ doanh nghiệp này cũng sẽ không thể để để đối thủ trực tiếp Luxshare có lợi thế cạnh tranh. Foxconn đang đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam cho phép đầu tư 325 triệu USD xây dựng nhà ở cho công nhân thuộc 3 nhà máy Foxconn ở Quế Võ (Bắc Ninh), Việt Yên (Bắc Giang) và Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Ngoài ra, Foxconn cũng đang đề xuất đầu tư thêm một khu công nghiệp có quy mô 600 ha tại Bắc Giang.
"Chỉ cần chúng ta hỗ trợ Foxconn, Luxshare thật tốt trong việc xây dựng nhà máy, nhà ở cho công nhân, hỗ trợ tốt nguồn lao động đảm bảo chất lượng thì việc Foxconn, Luxshare sản xuất iPhone, iPad, iPos, Macbook tại Việt Nam chắc không còn xa nữa", ông Bảo nhìn nhận.
Đối với thông tin Samsung sẽ chuyển một phần sản xuất điện thoại từ Việt Nam sang Ấn Độ, ông Bảo cho biết ngay khi xuất hiện tin đồn này, Samsung đã chính thức cải chính: “Samsung không có kế hoạch chuyển một phần sản xuất điện thoại tại Việt Nam sang Ấn Độ”.
Theo ông Bảo, thực ra từ nhiều năm nay, Samsung đã chọn Việt Nam là thủ phủ về sản xuất và nghiên cứu của Samsung toàn cầu. Ở Việt Nam, Samsung có 4 nhà máy, chiếm đến 36% sản lượng và doanh số của Samsung là Thái Nguyên, Bắc Ninh, Display và TP. HCM, trong đó Samsung Thái Nguyên và Samsung Bắc Ninh chính là 2 nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của tập đoàn này. Chỉ riêng doanh thu của Samsung Thái Nguyên đã lớn gấp 7 lần doanh thu của Samsung Ấn Độ, lớn gấp 12 lần Samsung Thái Lan.
Chưa hết, đầu năm nay, Samsung còn khởi công xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) ở khu Tây Hồ Tây trị giá 220 triệu USD, đủ chỗ cho hơn 3.000 chuyên gia nghiên cứu làm việc và đây cũng là cơ sở nghiên cứu lớn nhất của Samsung ở nước ngoài.
Do đó, việc Samsung chuyển một phần sản xuất ra khỏi Việt Nam là không có căn cứ.
"Có một số người Việt Nam chúng ta, trong đầu luôn hằn sâu một định kiến 'Việt Nam thua Ấn Độ, Indonesia, thua các nước Asean về năng lực cạnh tranh, về độ hấp dẫn đầu tư, về chính sách thu hút đầu tư'... Thế nhưng những con số đầu tư nước ngoài (FDI), xuất nhập khẩu trong 8 năm qua đã phủ nhận hoàn toàn những suy đoán mơ hồ, đầy định kiến. Những con số ấy khẳng định rằng Việt Nam hấp dẫn hơn nhiều nước khác", ông Bảo bình luận.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.