Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong hai ngày 26 – 27/11, Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức hội thảo khoa học quốc tế thường niên lớn nhất với chủ đề kinh tế vĩ mô: “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh”.
Đây là lần thứ 2, NEU tổ chức hội thảo này. Năm nay, hội thảo quy tụ các chuyên gia từ 15 quốc gia để cùng trao đổi và trình bày các công trình nghiên cứu, từ đó cung cấp nền tảng cho các cuộc tranh luận về các vấn đề đương đại trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị và kinh doanh, hỗ trợ cho các chiến lược thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững toàn cầu.
Bên lề hội thảo này, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Thế Anh về vụ Cocobay Đà Nẵng đang làm nóng dư luận những ngày qua:
- Ông có bình luận gì về sự việc đang diễn ra tại dự án Cocobay Đà Nẵng?
PGS.TS Phạm Thế Anh: Tôi chưa rõ các nội dung cụ thể của hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng và các khách hàng, tuy nhiên về cơ bản nếu đã là cam kết trong một hợp đồng thì đòi hỏi các bên phải tuân thủ, ai hủy ngang sẽ phải bồi thường. Khách hàng có thể kiện chủ đầu tư ra tòa để đòi quyền lợi.
Nhưng bản chất của sự việc này giống như một vụ lừa đảo thì hơn. Chúng ta thấy ở dự án Cocobay Đà Nẵng, sở dĩ chủ đầu tư bán được sản phẩm với giá cao là nhờ có cam kết lợi nhuận (12%/năm trong 8 năm). Không có cam kết đó, khách hàng sẽ không mua hoặc mua với giá thấp.
Chủ đầu tư đã cam kết như thế và khách hàng đã trả giá cao để mua, thế mà chủ đầu tư lại hủy cam kết đó đi sau khi đã bán được sản phẩm, vậy thì bản chất vụ việc giống như lừa đảo vậy.
- Như phân tích của ông, nếu khách hàng kiện chủ đầu tư dự án Cocobay lừa đảo hoặc lừa dối khách hàng thì Empire Group có đối diện nguy cơ bị điều tra?
Tôi nghĩ là có. Tuy nhiên điều này cũng phải tùy theo nội dung các hợp đồng ký kết cũng như số lượng đơn khởi kiện.
- Có luồng quan điểm chỉ trích khách hàng Cocobay Đà Nẵng tham lợi nhuận nên phải chịu hệ quả hiện tại, ông nghĩ sao?
Tôi nghĩ các khách hàng (nhà đầu tư cá nhân) phần lớn là người có tiền, thông minh và đã cân nhắc rất nhiều khi đầu tư vào dự án.
Mức lợi nhuận cao rõ ràng là một điều hấp dẫn nhưng để có mức lợi nhuận này họ cũng phải đánh cược với các rủi ro, bởi lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn.
Rủi ro thứ nhất là khách hàng có quyền sở hữu nhưng không có quyền sử dụng căn hộ. Các khách hàng hiểu rõ điều đó và họ chấp nhận từ bỏ quyền sử dụng để nhận lợi nhuận cam kết.
Rủi ro thứ hai là các khách hàng không thể đánh giá được tính hiệu quả và sự bền vững của hoạt động kinh doanh dự án, hầu như phó thác cho chủ đầu tư.
Rủi ro thứ ba là khách hàng cũng không đánh giá được năng lực của chủ đầu tư.
- Và rủi ro pháp lý nữa! Trong sự thất bại của Cocobay Đà Nẵng, liệu có lỗi từ việc nhà nước chưa xác định vị trí pháp lý của condotel?
Tôi cho rằng về điểm này cần phải phân biệt rõ. Chủ đầu tư không thể đổ lỗi sự thất bại của dự án là do nhà nước chưa xác định vị trí pháp lý của condotel. Bởi rủi ro pháp lý chỉ tồn tại trong trường hợp khách hàng – vì lo ngại yếu tố pháp lý – không mua sản phẩm. Còn ở trường hợp dự án Cocobay hiện tại, khách hàng đã mua rồi.
Khi khách hàng đã mua rồi thì việc dự án thất bại là do năng lực yếu kém của chủ đầu tư. Anh đi vay, anh gặp sức ép phải trả nợ, anh nghĩ ra các trò để kinh doanh nhưng anh kinh doanh kém, không đủ lợi nhuận để trả cho khách hàng thì đó là vấn đề của anh.
- Vậy theo ông, trong quản lý condotel, nhà nước có lỗi gì không?
Tất nhiên là khó chối bỏ trách nhiệm của nhà nước. Dù thế nào thì nhà nước cũng có trách nhiệm trong việc để thị trường condotel phát triển ồ ạt trong các năm qua mà không có một khuôn khổ pháp lý để quản lý.
Nhà nước cứ ngập ngừng, không đưa ra cảnh báo mà cũng không khuyến khích. Nhà nước để thị trường phát triển tự do và giờ thì thị trường đã bắt đầu có những thất bại.
Sự yếu kém về năng lực của các chủ đầu tư dự án condotel có thể gây ra sự sụp đổ dây chuyền vì đa số chủ đầu tư đều vay ngân hàng để làm dự án. Nếu dự án đổ bể, khoản cho vay sẽ biến thành nợ xấu và điều này ảnh hưởng đến các ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia.
- Có ý kiến cho rằng condotel là một quả bom nổ chậm, ông có đồng tình?
Muốn đánh giá condotel có phải là bom hay không thì phải có thống kê chính xác về luồng tiền đã đổ vào lĩnh vực này cũng như đánh giá các rủi ro. Tuy nhiên, một rủi ro dễ thấy là condotel phụ thuộc lớn vào sự phát triển của ngành du lịch mà du lịch thì có tính bất thường. Khách du lịch giảm sút thì condotel gặp vấn đề ngay.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.