Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 30/7, phát biểu kết luận tại buổi làm việc với Bộ GTVT về tình hình triển khai các dự án quan trọng ngành GTVT, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các dự án đầu tư, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá, ngành giao thông còn đang đứng trước nhiều khó khăn cần phải nỗ lực để vượt qua.
Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, đặc biệt là tiến độ triển khai các dự án lớn còn chậm. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 phải có 2.000km đường bộ cao tốc, nhưng hiện các đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam dài khoảng 600km đang thực hiện rất chậm, phải hết năm 2021 mới hoàn thành kế hoạch.
Bên cạnh đó, hệ thống đường sắt lạc hậu, năng lực vận tải thấp. Hệ thống các cảng hàng không, sân bay phát triển mạnh, nhưng quy hoạch chưa bài bản, thiếu đồng bộ.
Cảng biển có nhiều phát triển nhưng phân tán, thiếu đồng bộ, thiếu các cảng cạn (ICD), thiếu trung tâm logistics làm hạn chế năng lực logistics của Việt Nam, ảnh hưởng đến giá thành và tính cạnh tranh của hàng hoá.
Đường thuỷ nội địa phát triển chưa tương xứng với năng lực. Giao thông đô thị còn chậm, còn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng…
Phó thủ tướng cũng cho rằng nhu cầu vốn cho ngành giao thông là rất lớn, trong khi nguồn lực đầu tư công hạn chế, thì việc thu hút đầu tư xã hội gặp rất nhiều khó khăn.
“Các đồng chí phải tập trung tháo gỡ khó khăn, khắc phục những bất cập hiện nay của các dự án BOT, quan trọng là phải công khai, minh bạch để tạo lòng tin với nhân dân, với nhà đầu tư thì mới huy động được vốn xã hội hoá. Không có nguồn vốn xã hội, sẽ không thể thực hiện được các mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông”, Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng cho rằng hạn chế lớn nhất là công tác quy hoạch, kế hoạch hoá đầu tư của ngành giao thông còn rất chậm, thiếu bài bản, thiếu khoa học, thiếu tầm nhìn, không đạt được mục tiêu dẫn dắt, định hướng.
“Sân bay Long Thành đến năm 2018 mới phê duyệt chủ trương đầu tư, còn có hơn 2 năm để làm thì không thể làm kịp. Phải nhìn nhận những nguyên dân chủ quan như do cơ quan quản lý, do chủ đầu tư, do nhà thầu, do trong việc xử lý vướng mắc giữa các bộ, ngành chưa hiệu quả. Trách nhiệm ở đây thuộc về cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Trước mắt, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT phải tập trung giải ngân 100% vốn đầu tư công. Tuyệt đối không để tình trạng có tiền mà không tiêu được.
Với cao tốc Bắc - Nam tuyến phía Đông, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị, lựa chọn nhà thầu để ngay trong tháng 9 tới khởi công 3 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công.
Với 5 dự án thành phần theo hình thức đối tác công-tư (PPP), lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT tiến hành các quy trình thẩm định, lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu… để có thể khởi công trong năm nay.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ GTVT tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2 để khớp nối toàn tuyến cao tốc từ TP. HCM đến Cần Thơ.
Đồng thời, tập trung giải quyết các vướng mắc, sớm hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường sắt Cát Linh - Hà Đông, các dự án hàng không, dự án nâng cấp đường thủy nội địa…
Đối với 14 dự án giao thông quan trọng cấp bách đang triển khai, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT cần thực hiện điều chuyển ngay vốn đối với các công trình khó giải ngân.
Về dài hạn, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh và lập mới các quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, từ đó kế hoạch hoá đầu tư, xác định rõ nguồn lực để có có sở huy động, xác định các dự án ưu tiên triển khai thực hiện.
“Cần xác định nguồn vốn đầu tư từ xã hội là đặc biệt quan trọng trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, từ đó xây dựng các cơ chế, chính sách để huy động hiệu quả, trước mắt là tháo gỡ khó khăn cho các dự án BOT hiện nay”, Phó thủ tướng nói.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.