Quốc hội cần phải làm rõ hiệu quả các dự án đầu tư ra như nước ngoài

Thái Bình - 26/04/2019 08:39 (GMT+7)

Tại phiên họp của UB kinh tế, 1 số đại biểu đề nghị Quốc hội cần làm rõ hiệu quả các dự án đầu tư ra như nước ngoài.

VNF
Toàn cảnh phiên họp toàn thể của Ủy ban kinh tế.

Ngày 25/4, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội khóa XIV khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 9, chuẩn bị các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, thẩm tra dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi).

Các thành viên Uỷ ban kinh tế sẽ thẩm tra Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018, tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội những tháng đầu năm 2019. Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.

Theo báo cáo tóm tắt đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018. Năm qua, GDP tăng cao, quy mô tăng thêm gần 536.000 tỷ đồng so với năm 2017. GDP bình quân đầu người đạt 2.590 USD/người, tăng thêm hơn 200 USD so với năm 2017.

Các ủy viên Uỷ ban Kinh tế cho rằng, bên cạnh các thành tựu về kinh tế thì các vấn đề xã hội chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là công tác tổ chức kỳ thi Quốc gia trung học phổ thông để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong chấm thi một số tỉnh, nhiều trường hợp trúng tuyển, đỗ thủ khoa không thực chất.

Đại biểu Trần Văn Tiến phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế.

Ông Lê Hải An, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận, gian lận thi cử, bạo lực học đường là hai vấn đề nóng hiện nay. Hiện có 12 trường hợp thí sinh sau khi có điểm chấm thẩm định vẫn đang theo học ở các trường. Sau khi có kết luận chính thức của Cơ quan An ninh điều tra, Bộ sẽ kiên quyết xử lý nghiêm và có các giải pháp khắc phục.

“Cán bộ trong ngành giáo dục tiếp tay hoặc tham gia vào gian lận thi cử đấy, sẽ xử lý nghiêm, đưa ra khỏi ngành. Khắc phục sạn, Bộ cũng đã ban hành các quy chế, từ quy chế thi đến tuyển sinh, đưa các trường Đại học trực tiếp tham gia. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm của đã được hoàn thiện, làm sao giảm thiểu nhất sự can thiệp”, ông Lê Hải An nói.

Các đại biểu cũng cho rằng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng, số doanh nghiệp thành lập mới chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh còn thấp. Việc kết nối giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước còn thấp.

“Trong báo cáo chúng ta không đề cập đến, Quốc hội cũng cần phải làm rõ, đối với các dự án đầu tư ra như nước ngoài của chúng ta xem hiệu quả như thế nào? Chúng ta mới nói được 12 dự án thua lỗ, đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên 70 dự án nữa có dấu hiệu, hiện tượng thua lỗ rồi. Đấy là trong nước nước, còn các dự án nước ngoài thì sao? Tôi nghĩ các vấn đề này, chúng ta cũng nên mổ xe trong Quốc hội kỳ này”, ông Trần Văn Tiến, Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc nêu ý kiến.

Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, Uỷ ban Kinh tế cơ bản nhất trí với các kết quả đạt được theo Báo cáo của Chính phủ. Bên cạnh những thành tựu, hiện nay, kinh tế- xã hội nổi lên nhiều vấn đề. Đó là giá cả hàng hóa tăng sau khi tăng giá điện, giá xăng, tiềm ẩn nguy cơ bong bóng bất động sản. Nền kinh tế có những yếu kém nội tại chưa được giải quyết dứt điểm, tình hình kinh tế quốc tế tiếp tục có những tác động bất lợi.

“Sức ép của lạm phát, mặc dù các chuyên gia kinh tế nói rằng năm nay chúng ta kiểm soát dưới 4%. Nhưng bây giờ những dấu hiệu của diễn biến thị trường trong nước, diễn biến thị trường thế giới, giá điện, giá xăng... Sắp tới, đến giáo dục, y tế, các mặt hàng thiết yếu nhà nước quản lý, có diễn biến phức tạp như thế. Các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa chúng ta phải điều hành như thế nào để linh hoạt, để kiềm chế vấn đề này? Như thế sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tiếp theo của năm 2019”, ông Vũ Hồng Thanh nói.

Theo VOV
Cùng chuyên mục
Tin khác