'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như đã thông tin, theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Khánh Hòa mới đây đã phải ngưng cấp chứng nhận đầu tư, đồng thời điều chỉnh việc giao "đất ở không hình thành đơn vị ở" cho các chủ dự án làm "căn hộ du lịch".
Việc Thanh tra Chính phủ “tuýt còi” trong việc giao “đất ở không hình thành đơn vị ở” ở Khánh Hòa đã làm dấy lên những lo ngại về diễn biến tương tự ở các địa phương khác, bởi theo GS Đặng Hùng Võ “không chỉ Khánh Hòa mà nhiều tỉnh khác làm chuyện này”.
Xem thêm >>> 'Sáng tác' của Khánh Hòa: "Đất ở không hình thành đơn vị ở'
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, có 3 nhóm đất lớn, gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Đất dùng để phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp, loại đất thương mại dịch vụ. Theo quy định, dự án nghỉ dưỡng xây dựng trên đất thương mại dịch vụ chỉ được quyền sử dụng đất có thời hạn.
Tuy nhiên, chủ đầu tư các dự án bất động sản nghỉ dưỡng lại muốn ra được “sổ đỏ” có quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho khách hàng. Do đó, thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” đã được ra đời.
Điều đáng nói là trong khi các doanh nghiệp vẫn còn đang trong quá trình vận động đưa thuật ngữ này vào luật thì tỉnh Khánh Hòa đã “nhanh nhảu” dùng nó để cấp phép đầu tư cho cả trăm dự án. Và điều này tạo ra rủi ro khá lớn cho các nhà đầu tư.
Bình luận về thuật ngữ này, trong một lần trả lời Tạp chí Nhà Đầu tư, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng: “Đây là cách sử dụng thuật ngữ pháp lý rất luộm thuộm, bịp bợm”.
“Tất cả mọi loại đất đều được cấp sổ, chứ không ai cấm không được cấp. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở quyền sử dụng đất. Do chủ đầu tư chưa làm rõ với người mua, rằng đây là đất được sử dụng vô thời hạn hay đất sử dụng 50 năm, chính vì vậy mới có câu chuyện chần chừ trong việc cấp sổ”, GS Võ nói.
Nói với VietnamFinance, GS Võ cho rằng việc Khánh Hòa bịa ra thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” là do “chiều” nhà đầu tư.
“Nhà đầu tư làm bất động sản nghỉ dưỡng muốn đất được sử dụng ổn định lâu dài như đất ở. Có như vậy thì họ mới bán được condotel cho nhà đầu tư thứ cấp. Nếu chỉ có 50 năm thì không bán được, vì không ai đổ tiền vào cái 50 năm cả.
“Vì thế họ phải tìm cách vượt qua pháp luật. Mục đích là thu hút được nhiều nhà đầu tư thứ cấp chồng tiền vào”, GS Võ phân tích.
Theo GS Võ, thực tiễn phát triển của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã đặt ra vấn đề sửa luật. “Nhưng mà tỉnh làm khi luật chưa sửa là điều không đúng”.
Trả lời cho câu hỏi: liệu có phải Khánh Hòa đang muốn tạo ra tình thế “sự đã rồi” nhằm gây sức ép tới Chính phủ, Quốc hội sửa Luật Đất đai theo hướng bổ sung thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” vào luật không, GS Võ cho rằng động cơ này “chắc không phải”.
“Tôi cho rằng ý định của địa phương là thu hút đầu tư nên đưa ra một cách lách luật, tạo điều kiện cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng có chế độ sử dụng đất như đất ở. Lí do là cơ chế này thu hút đầu tư rất mạnh”, GS Võ phán đoán.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng với việc “cầm đèn chạy trước ô tô” này, tỉnh Khánh Hòa chỉ bị xử phạt hành chính. “Chắc chắn đây không phải là hành vi mang tính hình sự”, ông nói.
Theo GS Võ, với việc Thanh tra Chính phủ có kết luận, tất cả các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa từng được cấp “đất ở không hình thành đơn vị ở” phải cấp lại theo đất thương mại dịch vụ.
Đối với khách hàng đã mua sản phẩm condotel tại các dự án này, GS Võ cho rằng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm.
“Chủ đầu tư làm trái luật dẫn đến nhà đầu tư thứ cấp trái luật theo. Thế thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm với nhà đầu tư thứ cấp. Có thiệt hại gì thì chủ đầu tư dự án phải chấp nhận trả lại tiền cộng với lãi suất ngân hàng cho nhà đầu tư thứ cấp thôi”, GS Võ cho hay.
Đưa ra quan điểm về xác định loại đất cho bất động sản nghỉ dưỡng, GS Võ cho rằng có 2 phương án để lựa chọn: hoặc xem là đất được sử dụng lâu dài hoặc chỉ được 50 năm, với loại 50 năm thì được phép kéo dài thời hạn. “Có như vậy mới tạo điều kiện cho kinh tế du lịch Việt Nam”, ông nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.