Sau bão, 1 DN bảo hiểm bồi thường tăng lên 3.000 tỷ, tổng chi trả toàn ngành vượt 9.000 tỷ

Xuân Thạch - 26/09/2024 18:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo số liệu cập nhật đến ngày 23/9, tổng chi bồi thường bảo hiểm dự kiến tăng lên 9.000 tỷ, trong đó riêng PVI chiếm 1/3 số tiền, thiệt hại chủ yếu đến từ nhóm phi nhân thọ

Cụ thể, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tiếp nhận khoảng 12.000 thông báo thiệt hại của người tham gia, chủ yếu đến từ các nghiệp vụ bảo phi nhân thọ như bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm tài sản, xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe, ước tính thiệt hại là khoảng 9.000 tỷ đồng.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đã ghi nhận 23 trường hợp tử vong, 6 trường hợp chi trả thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe của các công ty AIA, Sunlife, Cathay Life... Tổng số tiền ước tính chi trả quyền lợi bảo hiểm là khoảng 13 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính đến ngày 23/9/2024, Bảo hiểm PVI được cho là DN bảo hiểm chịu thiệt hại lớn nhất sau cơn bão số 3 (Yagi). Cụ thể, PVI đã ghi nhận 751 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xe cơ giới và con người, ước tổng mức khiếu nại tổn thất hơn 3.000 tỷ đồng.

Đứng sau là Bảo Việt, doanh nghiệp đã ghi nhận 904 vụ tổn thất với số tiền chi bồi thường gần 1.000 tỷ đồng.

Tương tự, bảo hiểm MIC, PJICO, BIC, PTI, ABIC… cũng đã ghi nhận hàng trăm vụ tổn thất, dự kiến tổng chi trả hàng ngàn tỷ đồng.

Theo số liệu của VietnamFinance, đến thời điểm này đã có rất nhiều DNBH đã tạm ứng bồi thường cho các khách hàng, giúp người tham gia có thêm nguồn vốn, tài chính để bắt đầu phục hồi sản xuất kinh doanh sau bão.

Theo các chuyên gia tài chính, trong bối cảnh thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, việc sớm chi trả tạm ứng bồi thường trở thành vấn đề cấp bách, không chỉ giúp người dân và doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, mà còn là thước đo về hiệu quả và trách nhiệm của các công ty bảo hiểm trước rủi ro.

Đại diện PVI cho biết, hơn 10 ngày từ khi cơn bão số 3 đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc, đơn vị bắt đầu tiến hành tạm ứng chi trả cho những khách hàng bị tổn thất tài sản với số tiền là 15 tỷ đồng. Việc nhanh chóng thực hiện tạm ứng trong thời gian ngắn phản ánh năng lực và khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả bồi thường của doanh nghiệp sau thiên tai đồng thời giúp người dân, khách hàng phần nào giảm bớt gánh nặng tài chính trong gia đoạn khó khăn.

Tuy nhiên việc đánh giá tổn lần này là không dễ dàng, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, do sức tàn phá quá khủng khiếp của cơn bão.

Bảo hiểm là cơ chế tốt nhất khắc phục thiệt hại bão lũ

Bảo hiểm là cơ chế tốt nhất khắc phục thiệt hại bão lũ

Tài chính tiêu dùng
(VNF) - Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), đưa ra những gợi ý về cơ chế phục hồi sau thiên tai, đặc biệt sau khi cơn bão Yagi vừa qua đã gây ra những thiệt hại lớn tại miền Bắc.
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.