Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã quyết định buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn Viễn (trú tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) phải trả cho Tập đoàn Cao su Việt Nam số tiền 27,7 tỷ đồng bao gồm cả gốc và lãi.
Được biết, năm 2009, vợ chồng ông Nguyễn Văn Viễn có vay tiền của Công ty TNHH một thành viên Tài chính cao su (nay đã sáp nhập về Tập đoàn Cao su) theo 2 hợp đồng tín dụng, tổng số nợ gốc là 11 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm bao gồm 2 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (lần lượt có diện tích 13.987 m2 và 6.908 m2) đứng tên vợ chồng ông Nguyễn Văn Viễn ở huyện Đồng Phú, quyền sử dụng đất đứng tên vợ chồng ông Vũ Mạnh Hùng tại huyện Đồng Phú (diện tích 10.571 m2). Tài sản gắn liền với đất của vợ chồng ông Vũ Mạnh Hùng là 4 trại gà đã được thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của Công ty TNHH Tổng hợp và dịch vụ H.
Sau khi hết hạn thanh toán, vợ chồng ông Nguyễn Văn Viễn đã không thanh toán được nợ. Công ty Tài chính Cao su đã đòi nợ nhiều lần nhưng không được. Đến năm 2017, Tập đoàn Cao su khởi kiện.
Quá trình giải quyết vụ án, Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn Viễn phải trả cho Tập đoàn Cao su số tiền hơn 27,7 tỷ đồng. Trường hợp vợ chồng ông Viễn không trả được nợ, Tập đoàn Cao su được quyền yêu cầu phát mại 2 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đứng tên vợ chồng ông Viễn để thu hồi nợ.
Nếu tài sản này không đủ trả nợ, Tập đoàn Cao su tiếp tục được yêu cầu cơ quan thi hành án xử lý quyền sử dụng đất đứng tên vợ chồng ông Vũ Mạnh Hùng, phạm vi bảo đảm là 3,2 tỷ đồng và tiền lãi.
Tài sản gắn liền với đất của vợ chồng ông Hùng đã được thế chấp cho khoản vay Công ty TNHH Tổng hợp và dịch vụ H. Hiện, Tập đoàn Cao su đã khởi kiện để đòi nợ. Do đó, tòa án không xem xét trong vụ án này.
Sau đó, bị đơn đã kháng cáo cho rằng Tòa án không thụ lý yêu cầu phản tố, 2 hợp đồng tín dụng chỉ là hình thức chốt nợ cho các khoản vay cũ, Tập đoàn Cao su đã có quyết định khoanh lãi cho khách hàng nhưng lại không áp dụng cho bị đơn.
Viện Kiểm sát cũng có quyết định kháng nghị cho rằng Tập đoàn Cao su không đủ điều kiện vì chưa thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh sau sáp nhập.
Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng ở cấp sơ thẩm, bị đơn đã có đơn phản tố, Tòa án đã có quyết định trả lại đơn phản tố. Sau đó, bị đơn không khiếu nại. Do đó, việc bị đơn cho rằng Tòa không thụ lý yêu cầu phản tố là không có cơ sở chấp nhận.
Đối với việc khoanh lãi, đây là quyết định nội bộ của Tập đoàn Cao su, không phải thông báo gửi cho khách hàng. Việc Tòa án buộc vợ chồng ông bà Viễn phải trả nợ gốc và lãi là có căn cứ.
Về việc Tập đoàn Cao su chưa thay đổi đăng ký kinh doanh, đến phiên phúc thẩm, việc này đã được khắc phục. Hơn nữa, Hợp đồng sáp nhập Công ty Tài chính vào Tập đoàn đã nêu rõ Tập đoàn kế thừa các nghĩa vụ, quyền, lợi ích. Vì vậy, Tòa bác kháng nghị của Viện Kiểm sát.
Tuy nhiên, bản án sơ thẩm có nhầm lẫn trong tính toán số tiền bị đơn phải trả. Tòa phúc thẩm đã tính lại và sửa án sơ thẩm. Số tiền này chênh lệch không đáng kể, vợ chồng ông Viễn vẫn phải trả Tập đoàn Cao su hơn 27,7 tỷ đồng.
Trường hợp không trả được nợ, Tập đoàn Cao su được quyền xử lý các tài sản bảo đảm.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.