Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cần phải nói thêm rằng đây là dự án được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát sao. Đầu năm 2018, trước sự ì ạch của chủ đầu tư, nhà thầu, Bộ trưởng chỉ đạo: "Tôi khẳng định đường Hòa Lạc - Hòa Bình không xong vào 31/8/2018, Vụ Đối tác công tư và Ban quản lý dự án 2 phải làm đề xuất hủy hợp đồng BOT và không cho nhà đầu tư thu phí trên Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình".
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, trước đó, điểm nghẽn lớn nhất của dự án là thiếu vốn góp của chủ đầu tư. Vì thế, ngân hàng đã ngừng cấp vốn cho dự án từ ngày 1/11/2017.
Sau khi có chỉ đạo quyết liệt từ người đứng đầu ngành giao thông, đến tháng 4/2018, chủ đầu tư là Tổng công ty 36 đã bỏ tiền mua lại 9,5% cổ phần (khoảng 34 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hà Nội (Hanco), nâng phần vốn góp của Tổng công ty 36 lên 49,5% (khoảng 185,13 tỷ đồng).
Đồng thời, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc cũng góp thêm 25% để đảm bảo phần vốn góp là 93,5 tỷ đồng. Cuối cùng là Công ty Hanco đã đóng được 95, 37 tỷ đồng.
Ông Lưu Việt Khoa, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án 2, cho biết tính đến 27/4/2018, vốn điều lệ của doanh nghiệp đã đủ 374 tỷ đồng (100%). Tuy nhiên, từ tháng 4 đến tháng 6/2018, dự án gặp khá nhiều khó khăn vì ngân hàng SHB chưa cấp vốn.
“Đến ngày 11/7/2018, ngân hàng SHB đã đồng ý nối lại giải ngân. Sau khi có vốn, Ban quản lý dự án 2 đã yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu quyết liệt tăng tốc thi công trên toàn tuyến”, ông Lưu Việt Khoa nói.
Theo ghi nhận của VietnamFinance vào đầu tháng 8/2018, dự án Hòa Lạc - Hòa Bình đang được nhà thầu thi công tấp nập.
Ông Lưu Việt Khoa cho biết Ban quản lý dự án 2 đã phối hợp với nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng lại tiến độ thi công tổng thể, chi tiết với từng gói thầu; thậm chí, điều chuyển, chấm dứt hợp đồng với một số nhà thầu không đảm bảo tiến độ.
Đến ngày 14/8/2018, toàn tuyến Hòa Lạc – Hòa Bình thi công đạt 84% tổng khối lượng công việc, trong đó, đã rải thảm 18/26km đường. Hiện chỉ còn một số hạng mục như cầu Thạch Bình, cầu Đồng Ngô, cầu Trung Mường 2, cầu Đèo Bụt 1, cầu vượt tỉnh lộ 445 đang thi công các hạng mục cuối, cơ bản sẽ kịp rải thảm trước ngày 31/8/2018.
“Hiện phần khó khăn nhất là đoạn 300m đường ống nước Sông Đà và 400m đoạn xử lý hang caster Đèo Bụt. Tuy nhiên, tiến độ các gói này đang được các nhà thầu kiểm soát tốt”, ông Khoa nói.
Trao đổi với VietnamFinance, ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty TNHH BOT QL6 Hòa Lạc - Hòa Bình cho biết phần hang caster Đèo Bụt mới phát sinh thêm một số điểm kỹ thuật nên công ty đã chỉ đạo xử lý, đóng thêm trụ sâu 17m, nối dài đoạn cầu cạn thêm 20m (chi phí phát sinh khoảng 26 tỷ đồng). Còn phần đường ống nước sông Đà hiện cũng đang xử lý đắp đất.
“Hiện chúng tôi có khoảng 400-500 cán bộ kỹ thuật, công nhân thi công ngày đêm trên tuyến. Nếu thời tiết thuận lợi, không mưa, chắc chắn các nhà thầu sẽ đảm bảo thông xe kỹ thuật đúng ngày 31/8/2018 để khánh thành dự án vào ngày 10/10/2018”, ông Bát nói.
Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT dài 43,4km gồm: Tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình dài 25,7km được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc và tuyến Quốc lộ 6 Xuân Mai - Hòa Bình dài 30,36km. Dự án có tổng mức đầu tư 2.989,12 tỷ đồng, do liên danh Tổng công ty 36 - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hà Nội - Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc làm nhà đầu tư theo hình thức BOT. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.