Sếp MBBank: 'Bộ Công thương và EVN không nên đẩy rủi ro về doanh nghiệp'

Chí Bình - 29/10/2020 15:53 (GMT+7)

(VNF) - Để hỗ trợ khơi thông dòng vốn cho tín dụng phục vụ các dự án năng lượng tái tạo, ông Phạm Như Ánh, thành viên Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank), cho rằng Bộ Công thương và EVN cần xem lại hợp đồng mẫu, không đẩy rủi ro về doanh nghiệp.

VNF
Ông Phạm Như Ánh, thành viên Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank).

Đề xuất của ông Phạm Như Ánh được đưa ra tại tọa đàm "Góp ý cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo", do Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức ngày 29/10.

Cần có quy định tín dụng xanh ưu đãi cho các dự án năng lượng xanh

Theo ông Ánh, sau thời gian nghiên cứu, MBbank xác định Việt Nam là nước có nhiều thuận lợi trong việc phát triển năng lượng tái tạo và ngân hàng đã xác định ngành năng lượng tái tạo là ngành tăng trưởng và ưu tiên cấp tín dụng, đặc biệt là đối với lĩnh vực điện gió và điện mặt trời.

"Ước tính sơ bộ, MBbank tài trợ tín dụng cho các dự án cung cấp khoảng 15% tổng quy mô công suất phát điện mặt trời; khoảng 12% công suất phát điện gió trên cả nước", ông Ánh thông tin.

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định cho vay, ông Ánh cho biết MBbank cũng gặp một số khó khăn vướng mắc như các dự án điện năng lượng tái tạo có thời gian vay vốn rất dài, từ 10-15 năm nên các ngân hàng bị vướng các giới hạn an toàn, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Việc này làm giảm quy mô vốn của ngân hàng có thể cấp tín dụng cho lĩnh vực năng lượng tái tạo. Rủi ro về giải tỏa công suất và từ chối mua điện trên PPA làm cho ngân hàng rất khó thẩm định hiệu quả dự án.

Bên cạnh đó, các dự án năng lượng tái tạo được định nghĩa là dự án tài trợ chuyên biệt nên hệ số RWA được đánh giá ở mức 160% là mức khá cao và hạn chế nguồn vốn cấp tín dụng cho lĩnh vực này.

Ngoài vấn đề về vốn vay khó, lĩnh vực phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng gây nhiều khó khăn khi Nghị định 81/2020-NĐ-CP ra đời vào ngày 1/9 vừa qua buộc các dự án năng lượng tái tạo cơ bản không phát hành được trái phiếu, do quy định mỗi đợt phát hành cách nhau 6 tháng, trong khi nhu cầu là liên tục.

Để hỗ trợ khơi thông dòng vốn cho tín dụng phục vụ các dự án năng lượng tái tạo, với Ngân hàng Nhà nước, ông Ánh cho rằng cần hoàn thiện hướng dẫn và xây dựng cơ chế cho tín dụng xanh. Xem xét loại trừ hoặc tính một phần của các khoản vay dài hạn cho các dự án tín dụng xanh vào các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn về tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Xem xét giảm tỷ lệ tính hệ số rủi ro RWA đối với các doanh nghiệp dự án từ 160% xuống còn 100%.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần có các chương trình hỗ trợ hoặc kết nối với các định chế tài chính nước ngoài để có chương trình tái cấp vốn, phát hành trái phiếu xanh ưu đãi cho các ngân hàng, doanh nghiệp tham gia nhiều vào chương trình tín dụng xanh.

Đặc biệt, ông Ánh cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần ưu tiên giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng cho vay vào các dự án năng lượng tái tạo hằng năm.

Với Bộ Công thương và EVN, ông Ánh đề xuất cần xem lại hợp đồng mẫu, không đẩy rủi ro về doanh nghiệp, doanh nghiệp đã được phê duyệt dự án và tính toán hiệu quả trên công suất phát thiết kế, khi phát điện EVN phải mua hết công xuất phát, không để quyền từ chối mua điện trên các hợp đồng mẫu.

Với Bộ tài chính, ông Ánh cho rằng cần xem lại nghị định 81/2020-NĐ-CP, không giới hạn số đợt phát hành, thời gian giữa các đợt phát hành đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu thực hiện trực tiếp vào dự án, các dự án điện gió phải thi công mất 2-3 năm nên việc giới hạn các đợt phát hành như nghị định 81/2020-NĐ-CP làm cho các chủ đầu tư không huy động được nguồn vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Đề xuất nên bỏ việc đấu thầu dự án năng lượng tái tạo

Cũng bàn về huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, ông Vũ Bằng, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nhận định việc mở rộng thêm hình thức huy động vốn cho lĩnh vực năng lượng tái tạo là rất quan trọng.

Tuy nhiên, ông Bằng cho rằng hình thức chào bán trái phiếu ra công chúng là rất rủi ro, trong khi đó chào bán riêng lẻ lại cần các nhà đầu tư chuyên nghiệp và không cần kiểm soát.

Theo ông Bằng, hiện nay, quy định hoạt động chào bán riêng lẻ do Bộ Tài chính làm đang bị vướng, tức là khi nhà đầu tư riêng lẻ sau một năm sẽ được chào bán rộng rãi, khi đó lại thành hình thức chào bán công chúng. Ngoài ra định nghĩa nhà đầu tư chuyên nghiệp chưa rõ ràng.

Do đó, ông Vũ Bằng cho rằng Bộ Tài chính cần thúc đẩy và có thị trường cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Các dự án chỉ cần ký được hợp đồng cho vay của ngân hàng, ngay lúc đó có thể phát hành trái phiếu theo tiến độ vốn.

Ngoài ra, ông Bằng cũng đề xuất nên bỏ việc đấu thầu dự án năng lượng tái tạo bởi việc này rất mất thời gian. Với kinh nghiệm quốc tế, cần có xếp hạng danh mục những nhà đầu tư tham gia theo các tiêu chí và không cần thiết phải đấu thầu.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Triển vọng của Nam Long

Triển vọng của Nam Long

(VNF) - Nam Long Group (HoSE: NLG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu làn sóng phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đang cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

(VNF) - Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở Quảng Nam thâm nhập, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

(VNF) - Bên cạnh phần lớn thời gian dành cho công việc, tỷ phú Elon Musk, Tim Cook, Mark Zuckerberg… đều có cách sử dụng quỹ thời gian trống riêng.

Open Banking: Khi ngân hàng thay đổi để không bị đào thải

Open Banking: Khi ngân hàng thay đổi để không bị đào thải

(VNF) - Tại Việt Nam, nhiều ngân hàng cũng khá nhanh nhạy trong việc “bắt nhịp” với xu hướng ngân hàng mở (Open Banking). Theo các chuyên gia, nếu ngân hàng không lồng ghép hoạt động của mình vào quy trình hàng ngày của khách hàng thì sẽ nhanh chóng bị đào thải sang một bên.

Golden Imperial Hotel – Điểm nhấn giữa trái tim thành phố ngàn hoa

Golden Imperial Hotel – Điểm nhấn giữa trái tim thành phố ngàn hoa

(VNF) - Golden Imperial Hotel được xem là khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất trung tâm thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Với sự hiện diện của những kiến trúc mới đã tô điểm cho thành phố và hứa hẹn ghi dấu thêm một biểu tượng mới – biểu tượng của sự giao thoa.

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Ai được rút và tối đa bao nhiêu tiền?

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Ai được rút và tối đa bao nhiêu tiền?

(VNF) - Hôm nay, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Nội dung được quan tâm là phương án rút BHXH một lần hợp lý nhất và rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu

Thang máy thiết bị Thăng Long bị truy thu, xử phạt thuế hơn 3 tỷ đồng

Thang máy thiết bị Thăng Long bị truy thu, xử phạt thuế hơn 3 tỷ đồng

(VNF) - Cục thuế thành phố Hà Nội vừa công bố kết luận thanh tra thuế tại Công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long (Thang máy thiết bị Thăng Long – TLE). Theo đó, đơn vị này tồn tại một số nội dung về kê khai và nộp thuế dẫn như lập hóa đơn không đúng thời điểm, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn giảm, hoàn.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.