'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Shaca - ứng dụng chia sẻ thẻ thanh toán của Lê Văn Sinh vừa đạt doanh số giao dịch 1,8 tỷ đồng, gần 1.500 người dùng (gồm chủ thẻ và người thuê thẻ), dù mới giới thiệu ra thị trường hồi đầu năm.
Ý tưởng kinh doanh ra đời khi Lê Văn Sinh còn làm trong ngân hàng, bạn bè hay mượn thẻ tín dụng của anh để mua hàng với giá ưu đãi hoặc thanh toán trực tuyến. Từ nhu cầu thực tế cộng thêm kinh nghiệm về lĩnh vực tín dụng, anh đánh giá lại ý tưởng và khảo sát thị trường. Văn Sinh nhận ra ở Việt Nam có đến 77 triệu thẻ thanh toán thực sự, TP. HCM chiếm khoảng 20% tổng số thẻ (theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước, quý II/2018).
Ngoài ra, ví điện tử đã có nhiều nhưng chưa có ứng dụng nào cho thuê thẻ tín dụng. Nhận thấy đây là thị trường ngách chưa ai làm và mang lại nhiều tiềm năng, cuối năm 2017, anh nghỉ việc để khởi nghiệp.
Đối tượng khách hàng hướng tới là những người không đủ điều kiện mở thẻ tín dụng (do chứng minh thu nhập, lịch sử tín dụng...); có ít tiền mặt trong tài khoản và những người muốn mua hàng khuyến mãi nhưng không có thẻ tín dụng của chương trình khuyến mãi.
“Đây là nhóm khách hàng bị bỏ qua khi các dịch vụ thanh toán trực tuyến phát triển và Shaca đang tập trung chăm sóc phân khúc này”, Văn Sinh nói.
Ứng dụng dựa trên mô hình chia sẻ thẻ thanh toán. Thông thường người dùng muốn sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, họ hay mượn của bạn bè. Shaca dựa trên cách vận hành đó. Thay vì mượn thẻ của bạn hoặc phải đi làm thẻ mới, người dùng lên Shaca tìm thẻ tín dụng phù hợp. Chủ thẻ nếu chấp nhận giao dịch sẽ đến tận nơi để thanh toán thay cho người thuê. Sau khi hoàn thành thanh toán, người thuê sẽ trả tiền mặt (gồm tiền gốc và phí) cho chủ thẻ.
“Phí giao dịch do chủ thẻ đặt ra, mức phí của ai tốt sẽ có cơ hội nhiều người thuê. Điều này tốt cho cạnh tranh và người dùng cũng được lợi”, CEO Shaca giải thích cách tính phí.
Vốn là dân kỳ cựu gần 15 năm làm việc trong ngân hàng, anh tạo dựng được mối quan hệ rộng. Đội ngũ chủ thẻ hơn 100 người của anh là những cộng tác viên ngân hàng, nhân viên kinh doanh thẻ của nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Theo anh, đội ngũ này được trang bị kiến thức nhất định trong việc sử dụng thẻ, vậy nên, khi thanh toán, họ đủ kinh nghiệm để tránh rủi ro giao dịch.
Điểm nổi trội của Shaca là người dùng (người thuê thẻ) không cần có tiền trong tài khoản vẫn mua được hàng khuyến mãi và ứng dụng có tất cả các loại thẻ trên thị trường để người dùng lựa chọn. Với chủ thẻ, việc dùng thẻ tín dụng thường xuyên sẽ giúp kiếm thêm thu nhập từ số dư nhàn rỗi hay tích điểm để hưởng các chương trình ưu đãi từ các ngân hàng.
Là người tiếp xúc và giải quyết các vấn đề tài chính mỗi ngày, anh hiểu băn khoăn lớn nhất của người dùng thanh toán trực tuyến là giao dịch an toàn và quản trị rủi ro. Anh luôn khuyến cáo chủ thẻ chỉ nên thanh toán dưới 2 triệu đồng.
"Với những giao dịch trên 5 triệu đồng mà hai bên chưa cảm thấy tin tưởng, tôi luôn khuyên chủ thẻ không nên giao dịch. Nếu giao dịch, chủ thẻ có quyền yêu cầu người thuê cho xem có đủ tiền mặt không trước khi thanh toán", anh nói.
Đồng thời, Shaca áp dụng hệ thống chấm điểm theo thứ hạng, dựa trên lịch sử giao dịch của khách hàng, chủ thẻ sẽ biết được người thuê thẻ có đáng tin cậy hay không. Người đăng ký thuê thẻ mà hủy giao dịch thường xuyên hoặc giả mạo thanh toán, thì chủ thẻ có quyền đánh giá xếp hạng người thuê thẻ hạng C, mức không an toàn.
Giao diện người dùng của ứng dụng.
Từ giai đoạn phác thảo mô hình kinh doanh đến phát triển ứng dụng trên di động khoảng 9 tháng và đang dần hoàn thiện. Hiện tại, số người thuê thẻ khoảng 1.400, anh cùng cộng sự vẫn tập trung xây dựng dữ liệu về đối tượng không sở hữu thẻ tín dụng.
"Tôi muốn giúp nhóm người này dễ dàng hơn trong việc thanh toán trực tuyến", anh nói.
Theo số liệu Shaca ghi nhận trong tháng 9/2018, doanh số giao dịch nhiều nhất rơi vào nhóm người thuê thẻ để thanh toán quảng cáo trực tuyến, tổng doanh số giao dịch khoảng 200 triệu đồng một tháng.
Ngày làm việc của CEO Shaca bắt đầu với cuộc họp ngắn 10 phút với đội ngũ của mình. Cả đội 7 người bàn về những việc làm được ngày hôm qua, các mục tiêu sẽ đạt ngày hôm nay. Văn Sinh cũng đặt riêng cho mình mục tiêu mỗi ngày sẽ kiếm thêm 5 người dùng mới. Anh tiếp cận họ qua các kênh quảng cáo như Facebook, Google hay tổ chức các sự kiện ở trường Đại học và hội chợ.
Nhà sáng lập luôn cố gắng hoàn thành công việc trong buổi sáng, để buổi chiều anh có thể ra ngoài gặp đối tác. “Trong công việc lẫn kinh doanh, tôi đều xem trọng mối quan hệ. Một tuần nếu tôi không gặp đủ hai người bất kỳ, tôi cảm giác như mất đi một mối quan hệ”, anh chia sẻ.
Thói quen giải quyết công việc nhanh gọn của anh được hình thành từ khi còn bé. Mẹ của anh là chủ tiệm tạp hóa và anh hay đứng phụ bán với mẹ.
"Làm việc gì thì làm cho lẹ, xử lý cho nhanh. Mẹ dặn tôi khi còn nhỏ đến giờ tôi vẫn thấy đúng. Trong kinh doanh, ngoài tìm đúng nhu cầu, phân khúc khách hàng, dịch vụ mình cung cấp phải thực sự nhanh. Chậm là thua đối thủ. Ban đầu chịu lỗ một ít cũng không sao, quan trọng vẫn là tốc độ dịch vụ", anh nói.
Là người thiên về kinh doanh nên khi bước sang lĩnh vực tài chính điện tử, anh tự nhận mình là tay ngang về mảng công nghệ. “Vì không rành nên tôi phải tự đi học các khóa ngắn hạn về lập trình căn bản, thiết kế giao diện người dùng và cả marketing online”, Văn Sinh chia sẻ.
Tháng 6/2018, ứng dụng trên website chính thức ra mắt, Shaca vẫn đang miễn phí cho người dùng. Dự kiến năm 2019, ứng dụng tính phí dựa trên phí chênh lệch giữa người cho thuê với người sử dụng thẻ và phí quảng cáo từ nhà khuyến mãi.
“Nhưng đó là câu chuyện tương lai, còn bây giờ chúng tôi đang chịu lỗ theo kế hoạch", anh vui vẻ nói. Trong vòng một năm tới, muc tiêu mà anh và đội ngũ cùng hướng đến là trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực chia sẻ thẻ thanh toán. “Ưu thế lớn nhất vẫn là dữ liệu người dùng mà chúng tôi có. Đây chính là xương sống giúp Shaca khác biệt”, nhà sáng lập cho biết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.