'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Với hình dạng là một hình vuông trắng chứa hàng loạt cấu trúc màu đen xen kẽ, QR Code nhanh chóng thu hút sự tò mò của nhiều người ham mê công nghệ ngay từ khi mới xuất hiện.
Trong khi mã vạch truyền thống với các đường vạch thẳng song song chỉ có thể lưu giữ 20 số chữ số, mã QR có thể lưu giữ thông tin hàng ngàn ký tự chữ số. Sự tổ hợp những module màu đen được mã hóa có thể lưu giữ bất kỳ dữ liệu nào từ tên tuổi, thương hiệu, địa chỉ, đường link, hình ảnh, thông tin, chi tiết về sản phẩm, quảng bá cho sản phẩm...
Ra đời đầu tiên tại Nhật từ năm 1994, QR Code chỉ thật sự bùng nổ trong những năm gần đây với sự phổ biến của smartphone cũng như lĩnh vực thanh toán điện tử. Nhất là ở Trung Quốc và Nhật Bản, theo một ước tính, trong năm 2016 có tới 1.650 tỷ USD được giao dịch thông qua QR Code.
Ở Trung Quốc, gần 90% người dân quét mã QR để thanh toán. Mọi thứ đều có thể được giao dịch qua phương thức này, từ bữa ăn ở nhà hàng đến thuê nhà, gọi taxi, thậm chí không hiếm cảnh người ăn xin trên phố cũng nhận tiền bằng quét mã. Theo ước tính, một người Trung Quốc tương tác với khoảng 10-15 mã QR mỗi ngày.
Tiến bộ công nghệ cũng là lý do khiến QR Code ngày càng được ưa chuộng trong thanh toán. Thập kỷ trước, mỗi thao tác quét mã để thanh kéo dài 17 giây, nay chỉ cần một thao tác chạm. Không cần Internet cũng là một điểm cộng khiến hình thức này cũng ngày càng phố biển.
Theo báo cáo Thanh toán toàn cầu của nhà cung cấp Worldpay, ví điện tử sẽ trở thành phương thức thanh toán được dùng nhiều nhất vào năm 2021 với tỷ lệ 46%. Trong đó, khu vực châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ là khu vực phổ biến nhất, lên đến 51%.
Tại Việt Nam, QR Code cũng đang nhanh chóng được phổ cập. Theo một thống kê, tính năng thanh toán bằng mã QR hiện được khoảng 18 ngân hàng như BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank, TPBank, VPBank, Maritime Bank, SCB, SHB... áp dụng, với hơn 8 triệu người dùng.
Phương thức sử dụng cách thanh toán này được đánh giá đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng và thân thiện cho người tiêu dùng. Theo đó, các khách hàng không cần tải thêm ứng dụng để sử dụng dịch vụ, tính năng QR Pay được tích hợp sẵn trên ứng dụng di động của các ngân hàng.
Tính năng QR trên ứng dụng đó cho phép người dùng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Với một lần quét, chỉ sau vài giây, khách hàng sẽ thanh toán thành công tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng, taxi, các website thương mại điện tử... hay trên bất cứ sản phẩm nào có mã QR mà không cần sử dụng tiền mặt, thẻ, không lo lộ thông tin thẻ tại các điểm thanh toán.
Kết hợp nhiều ưu điểm của phương thức thanh toán hiện đại, không dùng tiền mặt, chỉ sử dụng duy nhất thiết bị di động cùng với tính bảo mật an toàn cao, thời gian qua, thanh toán QR Pay rất được lòng những người dùng trẻ, đặc biệt là thế hệ Millenial toàn cầu cũng như tại Việt Nam.
QR Pay ra đời trong bối cảnh hội tụ của sự phát triển công nghệ cũng như thay đổi lối sống, hướng đến sự hiệu quả, đơn giản, phong cách, thay đổi trong tư duy mua sắm và thanh toán của con người trong kỷ nguyên số.
Với 130 triệu thuê bao di động, trong đó có 41,8 triệu thuê bao sử dụng 3G, 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh, QR Code có nhiều tiềm năng để phát triển tại Việt Nam, giai đoạn này chứng kiến lượng tăng trưởng vượt bậc về lượng người dùng cũng như doanh thu.
Ông Trần Trí Mạnh – đại diện Công ty Cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) cho hay hiện Việt Nam có hơn 20.000 cửa hàng (merchants) chấp nhận thanh toán bằng VNPAY-QR với mức tăng trưởng người dùng lên tới 30% mỗi tháng. Ông nhận định thanh toán bằng QR Code đang vào giai đoạn bùng nổ và nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục được sử dụng rộng rão tại Việt Nam trong thời gian tới.
Không chỉ mang tới nhiều thuận tiện cho người dùng, quét mã QR còn phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tối ưu hình thức thanh toán trong mô hình kinh doanh.
Theo đó, doanh nghiệp không tốn nhiều chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng ban đầu, có thể dễ dàng triển khai đại trà, nhanh chóng với chi phí thấp và ứng dụng rất đa dạng trong đời sống như thanh toán tại quầy, thanh toán trên hóa đơn, thanh toán trên website, Facebook, catalogue, tờ rơi, biển quảng cáo...
Các sản phẩm, dịch vụ chấp nhận trả tiền qua việc quét mã QR ngày càng đa dạng, từ mua vé xem phim, trả tiền điện nước, mua sắm quần áo mỹ phẩm, đồ gia dụng...
Thậm chí, mới đây nhiều hàng hãng không như Vietnam Airlines, Vietjet và Jetstar cũng công bố chấp nhận thanh toán bằng QR Code và nhanh chóng được hưởng ứng tích cực. Ví dụ, Vietjet bắt đầu nhận thanh toán bằng VNPAY-QR từ ngày 3/10, thống kê đến đầu tháng 11 đã có hơn 50.000 giao dịch mua vé máy bay thanh toán bằng QR Pay được thực hiện.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương thức này tại Việt Nam là chưa có chuẩn chung về QR Code, gây khó khăn trong việc liên thông thanh toán. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất xây dựng tiêu chuẩn cơ sở "Đặc tả kỹ thuật QR Code trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam", dự kiến sẽ ban hành vào quý III năm nay.
Xem thêm >> Vụ nhét kim vào dâu tây: Nghi phạm sinh ra tại Việt Nam, đã đến Úc được 20 năm
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.