Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại hội thảo "Thuế tối thiểu toàn cầu và những vấn đề đặt ra với Việt Nam" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, cho biết việc thực thi quy tắc Trụ cột 2 sẽ tác động trực tiếp tới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và môi trường đầu tư của Việt Nam, nhất là đối với các dự án trọng điểm áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, thuộc lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư.
Cùng với đó, việc tham gia quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo điều kiện để gia tăng nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp FDI, đồng thời cũng đặt Việt Nam trước những thách thức mới về thu hút các dự án FDI trọng điểm sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao thuộc lĩnh vực ưu tiên theo Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị khi công cụ ưu đãi thuế không còn được áp dụng.
GS TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho biết: "Thuế tối thiểu toàn cầu nhằm để chống lại cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư thông qua giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, các quốc gia được khuyến khích hành động để hưởng lợi từ việc hạn chế cạnh tranh thuế và tránh việc các khoản thu thuế bị thu ở nơi khác. Do đó, chúng ta cần chủ động tham gia và cần có giải pháp thích ứng để vừa bảo đảm thực hiện quy định của quốc tế, vừa bảo đảm lợi ích dân tộc".
Khi tham gia vào cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho rằng Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề. Đầu tiên là phải đảm bảo mức thuế thu nhập doanh nghiệp bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu đã được thống nhất trên toàn cầu; thứ hai là bãi bỏ tất cả các ưu đãi thuế được quy định tại các luật thuế và luật đầu tư nhằm giảm hoặc loại bỏ thuế đánh vào lợi nhuận; thứ ba là cần đàm phán lại hợp đồng với doanh nghiệp FDI chịu tác động bởi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu theo nguyên tắc “cùng có lợi”; và cuối cùng là đàm phán với một số nước có doanh nghiệp FDI chịu tác động cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu một số nội dung hạn chế của Hiệp định đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế trùng để phù hợp với luật pháp đã được điều chỉnh.
Để thực hiện được, GS Nguyễn Mại kiến nghị Chính phủ nên thành lập “Tổ công tác đặc nhiệm về thuế tối thiểu toàn cầu” có nhiệm vụ nghiên cứu toàn diện quy định của các tổ chức quốc tế, các quốc gia có doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chịu tác động của cơ chế này để có thể đưa ra quyết định phù hợp, đề ra giải pháp đồng bộ khi nước ta tham gia thuế tối thiểu toàn cầu.
Đóng góp ý kiến tại hội thảo, chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia, cho biết thuế tối thiểu toàn cầu được xây dựng nhằm ngăn chặn “cuộc đua xuống đáy” về thuế suất ưu đãi giữa các quốc gia. Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ góp phần tạo ra một hệ thống thuế có sự phối hợp của nhiều quốc gia và dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2023.
Theo ông Lực, việc áp dụng thuế toàn cầu sẽ làm giảm sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư tại các quốc gia đang phát triển vốn chủ yếu dựa vào ưu đãi thuế để thu hút đầu tư nước ngoài; đồng thời có thể khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp toàn cầu (FDI) có những xáo trộn trong ngắn hạn.
Đối với Việt Nam, chuyên gia này cho rằng khi có hiệu lực, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có một số tác động nhất định (cả tích cực và tiêu cực) tới nước ta. Cụ thể, việc tham gia triển khai thuế tối thiểu toàn cầu góp phần tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nói riêng; góp phần cải thiện hình ảnh của Việt Nam trong mắt các đối tác, nhà đầu tư quốc tế; đồng thời sẽ góp phần tăng nguồn thu từ thuế, hạn chế các hiện tượng trốn, tránh thuế, chuyển giá… của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc tham gia triển khai thuế tối thiểu toàn cầu sẽ khiến sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư của Việt Nam bị ảnh hưởng trong ngắn hạn khi chính sách ưu đãi thuế thay đổi.
Tại buổi hội thảo, đại diện Tổng cục Thuế, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng, cho biết hiện nay Việt Nam đã ký 83 hiệp định thương mại với các nước và tổ chức trên thế giới.
“Việc đầu tư vào Việt Nam khác rất nhiều với đầu tư vào các thiên đường thuế, vì trong hơn 386.000 dự án đầu tư vào Việt Nam, các dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối điện, khí đốt và bất động sản”, Phó Tổng cục trưởng cho hay.
Về Trụ cột 2 trong Chương trình hành động BEPS đánh vào Thuế Thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đã thống nhất trong G7, ông Đặng Ngọc Minh cho biết hiện chỉ mới thông qua trên nguyên tắc, đối tượng áp dụng là công ty mẹ tối cao có doanh thu hợp nhất 750 triệu euro. “Quan điểm của Bộ Tài chính là bảo vệ quyền đánh thuế của Việt Nam”, ông Minh nói.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết hiện G20 và EU đang chuẩn bị hướng dẫn thực hiện Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2023. Đơn cử như Nhật Bản sẽ xây dựng luật vào năm 2023; Singapore và Hong Kong đã nâng thuế suất lên 15%, Hàn Quốc hiện đang rà soát ảnh hưởng,… Trong khi đó, nhiều nước khác trên thế giới cũng đang nghiên cứu, sửa đổi ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư nước ngoài; tìm các giải pháp duy trì ưu đãi đối với các doanh nghiệp đang hoạt động...
Tại Việt Nam, hiện tổng số thu thuế suất ưu đãi là 12,3%. Trong tổng số hơn 386.000 dự án, chúng ta chỉ tập trung ưu đãi thuế cho 3% số dự án đang hoạt động. Một số tập đoàn lớn thuế suất ưu đãi chỉ 2,75% đến 5,95%. Đây được xem là ưu đãi của Việt Nam để thu hút dự án lớn, phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Đặng Ngọc Minh đánh giá tác động của thuế tối thiểu toàn cầu sẽ là làm giảm hiệu quả ưu đãi thuế cho đầu tư nước ngoài, nếu tiếp tục miễn giảm thuế thì có thể coi là trực tiếp tài trợ cho các nước phát triển; đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư mở rộng hoặc duy trì đầu tư của các doanh nghiệp xuyên quốc gia (MNE) đang hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp vệ tinh khác; đáng nói hơn là sẽ làm giảm động lực đầu tư của các MNE mới đang có kế hoạch vào Việt Nam.
Bên cạnh những tác động tiêu cực trên, thuế tối thiểu toàn cầu cũng mang lại một số thuận lợi như: tăng thu trong nước (hiện nay Việt Nam đã có 21 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài và cũng có doanh nghiệp Việt Nam đi đầu tư tại thiên đường thuế); nâng cao hiệu quả đầu tư, theo quy hoạch, định hướng phát triển, cân đối hài hoà đầu tư, trong chuỗi giá trị toàn cầu;…
Về giải pháp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế kiến nghị cần thành lập tổ công tác của Chính phủ để nghiên cứu; cần đàm phán đa phương, song phương về điều khoản chuyển tiếp với các nước đang phát triển để có thể kéo dài thời gian cho các dự án trọng điểm và cần phải ban hành được thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu trong nước theo mức 15%.
“Có lẽ cần có đột phá để sửa đổi luật sớm hơn để theo kịp nhịp đập của thế giới, ban hành như các nước tương đồng”, ông Minh nói.
Cũng tại hội thảo, bà Annett Perschmann-Taubert, Tax Partner PWC, cho biết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều cạnh tranh với nhau để thu hút đầu tư thông qua các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó có giải pháp là áp dụng giảm thuế hoặc miễn thuế. Với việc áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% như hiện nay thì những ưu đãi thuế này có thể không còn mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp đa quốc gia thuộc đối tượng điều chỉnh nữa.
Nếu Chính phủ Việt Nam không thay đổi quy định trong nước, có thể sẽ khiến thất thu thuế bởi lợi ích thuế dành cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cuối cùng có thể sẽ quay trở về đất nước của họ. Ngoài ra, Việt Nam có thể để thua trong cuộc đua cạnh tranh thu hút đầu tư bởi các ưu đãi thuế tại Việt Nam hiện nay không còn hấp dẫn và các nhà đầu tư có thể lựa chọn các quốc gia khác thay vì Việt Nam.
Theo bà Annett Perschmann-Taubert, tại thời điểm này, các quốc gia và Chính phủ trong khu vực và trên toàn cầu thực tế đang phân tích các quy định mới để xác định cách họ có thể thay đổi luật thuế trong nước một mặt nhằm giảm đến mức tối thiểu sự tác động của thuế tối thiểu toàn cầu và đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài.
Chính vì vậy, để Việt Nam giữ được lợi thế cạnh tranh của mình trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời không bị thất thu thuế, Chính phủ cần xem xét thay đổi các quy định về thuế trong nước và thiết kế các chính sách khuyến khích đầu tư mới có cân nhắc đến mức thuế tối thiểu toàn cầu.
Các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc hay thậm chỉ các quốc gia Châu Âu hoặc Mỹ, trước Trụ Cột 2, đều đã không chỉ cung cấp ưu đãi thuế để thu hút đầu tư nước ngoài, mà họ còn cung cấp hỗ trợ dưới hình thức cấp tiền mặt.
Về cơ bản, chúng tôi cho rằng Việt Nam nên nghiên cứu những gì mà các nước khác cung cấp cho các nhà đầu tư và nên coi các quy định mới như một cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài. Thay vì cung cấp các ưu đãi về thuế, các chính sách hỗ trợ có thể được thiết kế để áp dụng trực tiếp cho các mục tiêu của đầu tư, chẳng hạn như hỗ trợ đầu tư vào một số thiết bị, tài sản, nghiên cứu và phát triển, đầu tư vào con người… và những hỗ trợ này sau đó sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho việc đầu tư cho dù công ty đang ở trong tình trạng lãi hay lỗ.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ đơn giản, rõ ràng và dễ tiếp cận sẽ giúp ích trong việc thu hút các nhà đầu tư và cuối cùng nữa là đóng góp vào sự phát triển lâu dài của đất nước.
Xem thêm: Tham gia Thỏa thuận Thuế tối thiểu toàn cầu: PwC khuyến nghị gì với Việt Nam?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.