Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Sàn kết nối tài chính và nền tảng cho vay ngang hàng Tima và Nam A Bank vừa tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận hợp tác, tiền của người cho vay trên sàn Tima sẽ được Nam A Bank quản lý, người cho vay chủ động giải ngân cho người vay.
Trong khi đó, tài khoản người vay trên sàn Tima cũng sẽ được tích hợp sẵn các kênh thanh toán của Nam A Bank. Do đó, người vay có thể thực hiện giải ngân cũng như trả lãi, gốc thông qua các kênh thanh toán của ngân hàng này.
Theo đại diện Tima, việc hợp tác này giúp đảm bảo khoản tiền của người cho vay, đồng thời mở ra kênh thanh toán trực tuyến linh hoạt hơn cho người vay. Bên cạnh đó, thông qua sự hợp tác giữa hai bên, Nam A Bank cũng sẽ có cơ hội gia tăng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số cũng như tối ưu chi phí và rút ngắn thời gian tiếp cận khách hàng nhờ nền tảng công nghệ mà Tima đang phát triển.
“Việc hợp tác với Nam A Bank là một trong những bước đi của chúng tôi trong năm 2019 nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao lợi ích tối đa cho khách hàng khi tham gia Sàn Tima. Với kinh nghiệm cũng như sự đầu tư lớn của 2 bên, Nam A Bank sẽ cùng với Tima hoàn thành tốt các nội dung của hợp tác chiến lược này và mang lại những kết quả như kỳ vọng", ông Trần Thế Vĩnh, Tổng giám đốc và Thành viên HĐQT của Tima chia sẻ.
“Tôi tin rằng thông qua sự hợp tác này sẽ giúp khách hàng giao dịch thuận lợi và nhanh chóng, hiện thực hóa được những mục tiêu tài chính của bản thân”, ông Nguyễn Đức Minh Trí, Phó Giám đốc Khối kinh doanh Nam A Bank cho biết thêm.
Được biết, trước đó, vào tháng 10/2018, Tima và Tổng công ty bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank Insurance) cũng đã công bố hợp tác chiến lược. Theo đó, Tima sử dụng dịch vụ của Bảo hiểm VietinBank để cung cấp cho người vay vốn, với mục đích khi người vay vốn không may gặp phải những rủi ro không lường trước được, Bảo hiểm VietinBank sẽ giúp họ trả nợ cho các khoản vay.
Về sàn Tima, đây là sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tima - công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech với mô hình sàn kết nối tài chính giữa người có nhu cầu vay vốn với các đơn vị cho vay nhờ ứng dụng công nghệ.
Trong các công ty hoạt động dưới hình thức P2P tại Việt Nam, Tima là một đại diện xuất hiện sớm nhất khi tham gia thị trường tài chính công nghệ từ năm 2015 với vai trò là nhà cung cấp P2P đầu tiên tại Việt Nam với số vốn đầu tư ban đầu 150 tỷ đồng. Từ tháng 6/2016, Tima bắt đầu triển khai dịch vụ tư vấn và kết nối tài chính, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính này. Cuối tháng 12/2017, sàn kết nối tài chính Tima chính thức được ra mắt.
Theo đại diện Tima, tại thời điểm ra mắt chính thức vào tháng 12/2017, lượng đơn vay mới của Tima ở mức 1.000 đơn/ngày.
Hiện tại, sàn này đang có 30.607 đơn vị, cá nhân cho vay và hơn 2,7 triệu người vay trên nền tảng của mình; mỗi ngày, Tima xử lý gần 5.000 đơn vay. Tổng số tiền kết nối giải ngân qua sàn Tima hiện đã đạt hơn 2 tỷ USD.
Trong tương lai, Tima đặt mục tiêu sẽ tăng số lượng này lên 10.000 đơn/ngày, đồng thời thí điểm mô hình cửa hàng Online to Offline trên 63 tỉnh thành.
Tima đã nhận được khoản đầu tư vòng thứ nhất (series A) từ các quỹ đầu tư Dunearn Singapore Fund, G Capital vào năm 2016. Đầu tháng 10/2018, Tima cũng công bố đã gọi vốn thành công 3 triệu USD từ Quỹ đầu tư ngoại Belt Road Capital Management ở vòng đầu tư thứ hai (series B) và được định giá gần 500 tỷ đồng.
Mới đây nhất, ngày 1/1/2019, ông John Donovan - cựu COO LendingClub - startup tỷ đô về P2P lending tại Mỹ chính thức trở thành thành viên Hội đồng Quản trị Tima.
“Chúng tôi cần một chuyên gia đầu ngành hàng đầu như ông John ở giai đoạn tăng trưởng bùng nổ như hiện nay của Tima. Ông ấy là người có kinh nghiệm tham gia xây dựng sản phẩm từ những ngày đầu tiên đến lúc thành công với mô hình cho vay ngang hàng lớn nhất thế giới”, ông Nguyễn Văn Thực, Chủ tịch HĐQT Tima chia sẻ.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.