TP.HCM: Thoát bẫy thu nhập trung bình bằng cách nào?
(VNF) - Tại Hội thảo khoa học tham vấn định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2026-2030, Chủ tịch UBND TP.HCM đã nêu vấn đề quan trọng là TP. HCM phải thoát bẫy thu nhập trung bình trong 10 năm tới, nếu không sẽ không còn cơ hội.
Đầu tư công kéo vốn đầu tư xã hội
Theo ông Nguyễn Khắc Hoàng - Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, muốn vượt bẫy thu nhập trung bình thì phải tăng năng suất lao động, nhưng thực tế những năm gần đây mức tăng trưởng năng suất lao động bình quân của TP.HCM đang thấp hơn cả nước và bước vào giai đoạn bão hòa.
Ông Hoàng nhận định, chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành không còn hiệu quả, thay vào đó TP.HCM nên chuyển dịch trong nội bộ ngành, khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư máy móc, thiết bị theo hướng xanh - sạch - số.
Ông Hoàng đề xuất sớm tái cơ cấu lại các khu chế xuất, khu công nghiệp, kêu gọi những doanh nghiệp sếu đầu đàn, đánh giá lại các ngành công nghiệp trọng điểm. Đối với 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu, TP.HCM cần ưu tiên các ưu tiên còn dư địa tăng trưởng như: thương mại, logicstic, công nghiệp văn hóa, trung tâm tài chính, du lịch, y tế và giáo dục.
Về hiệu quả vốn đầu tư, Cục trưởng Cục Thống kê TP. HCM cho biết đang có xu hướng giảm từ 31% trên tổng GRDP đến nay còn 22,6%. Nếu như vốn nhà nước 2011 -2015, 1 đồng vốn đầu tư công kéo 6,7 lần vốn đầu tư xã hội, nay giảm xuống còn 5,5 lần. Với mức kéo 5,5 lần, năm 2024 giải ngân 79.000 tỷ đồng, nếu giải ngân tốt thì vẫn kéo được vốn đầu tư xã hội khoảng 400.000 tỷ đồng.
Vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo ông Phạm Phú Trường, Phó Chủ tịch Công ty Tư vấn hội nhập toàn cầu, một trong những chủ thể của việc phát triển kinh tế, xã hội của TP. HCM là doanh nghiệp.
Trong đó, khối doanh nghiệp trong nước có tỷ lệ lớn (khoảng 98%) là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là nhóm tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn (tạo ra khoảng 60% lực lượng lao động và đóng góp hơn 23,34% GDP của TP. HCM trong 2021).
Nhưng đây là lực lượng dễ tổn thương nhất vì quy mô nhỏ, trình độ kinh doanh và quản trị còn yếu, trình độ học hỏi và ứng dụng khoa học công nghệ còn khiêm tốn, khả năng hội nhập chưa đủ vươn ra thế giới. Do đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa là điểm nghẽn lớn để phát triển kinh tế, xã hội của thành phố trong tương lai.
Ngoài ra, ông Trường góp ý, cần đơn giản hóa các khái niệm 'cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi xanh'… để doanh nghiệp và người dân có thể thực hiện.
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, trợ lý Bí thư Thành ủy TP. HCM, giai đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư xã hội của TP. HCM là 1,1 triệu tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 238.000 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2016-2020 vốn đầu tư xã hội là 1,9 triệu tỷ, bình quân mỗi năm là 390.000 tỷ đồng.
Nhưng 3 năm qua, bình quân mỗi năm chỉ khoảng 335.000 tỷ đồng. Theo ông Ngân, vốn đầu tư là đòn bẩy, quyết định đến 40% tăng trưởng. Nếu vốn giảm nhưng GRDP vẫn tăng thì hiệu quả sử dụng vốn rất tốt. Nhưng vấn đề ở đây là giảm vốn nhưng tăng trưởng không bằng các năm thì phải xem xét lại tính hiệu quả.
Từ nay đến hết năm 2025, TP. HCM phải cố gắng tiêu dùng 170.000 tỷ đồng đầu tư công để kích thích vốn đầu tư xã hội. Nếu giải ngân được hết sẽ tạo ra kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, làm bệ phóng cho tăng trưởng.
Mỗi năm cần 900.000 tỷ đồng vốn đầu tư
Theo TS Trần Du Lịch - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn triển khai Nghị quyết 98, nhiệm vụ trọng tâm đối với TP.HCM thời gian tới là tận dụng thời cơ, khai thác nguồn lực để tăng trưởng nhanh, bền vững. Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người của địa phương cần đạt 14.500 USD.
Về cơ hội để tận dụng giai đoạn 2026-2035, TP.HCM cùng cả nước cần tận dụng nguồn nhân lực trẻ trước khi bước vào giai đoạn già hóa kinh tế. Cơ hội nữa là Việt Nam có tiềm năng để phát triển các ngành công nghệ cao như phần mềm, chip bán dẫn...
Các ngành này sẽ góp phần để TP.HCM chiếm vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và đi đầu cả nước. Đây mới là những ngành có khả năng tăng năng suất 30-40% mỗi năm.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, Việt Nam có 10 năm để thoát ra bẫy thu nhập trung bình, và TP.HCM phải là địa phương đi đầu và cùng cả nước thoát bẫy thu nhập trung bình.
Để làm được điều này, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng TP. HCM phải kiên trì mục tiêu tăng trưởng bình quân 9% giai đoạn 2025-2030, với những giải pháp như huy động vốn đầu tư toàn xã hội, tăng cường khả năng hấp thụ vốn, tái cơ cấu nền kinh tế và nâng cao năng lực thực thi của đội ngũ...
Cụ thể hơn, quy hoạch kinh tế xã hội đề ra từ nay đến năm 2030 tăng trưởng 8,5 - 9%. Muốn vậy, giai đoạn 2026 - 2030, địa phương cần khoảng 4,4 triệu tỷ đồng vốn đầu tư, ước tính mỗi năm TP. HCM cần khoảng 800.000 - 900.000 tỷ đồng.
TP.HCM: Thành phố toàn cầu, trung tâm kinh tế, tài chính dịch vụ châu Á
- TP. HCM: Tìm vốn 17.000 tỷ đồng xây cầu Thủ Thiêm và Cần Giờ 13/06/2024 09:15
- TP.HCM: Cần thêm 30.000 tỷ làm nốt 14km đường Vành đai 2 05/06/2024 03:15
- TP.HCM: Đầu tư hàng chục nghìn tỷ mở đường nối các tỉnh Đông Nam Bộ 05/06/2024 09:30
Chân dung tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt sinh năm 1973
(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.
DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu
(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.
Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích
(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.
'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'
(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu
Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam
(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.
Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD
(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương
(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.
Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’
(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.
CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải
(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.
An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương
(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".
Ngắm toàn cảnh 'siêu' cảng lớn nhất Miền Bắc
(VNF) - Đến năm 2025, Khu bến cảng Lạch Huyện có 6 bến container và đến năm 2030 có tổng 10-12 bến đáp ứng lượng hàng từ 5,5 - 6,1 triệu Teu.