TS Lê Xuân Nghĩa: 'Phải tách bạch sở hữu và quản lý trong tái cơ cấu ngân hàng'
Thùy Liên -
19/11/2018 08:19 (GMT+7)
Sau 2 năm triển khai, tiến trình tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn II (2016 - 2020) được đánh giá là khá chậm, dù nợ xấu đã giảm mạnh. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện Viện Nghiên cứu - Phát triển kinh doanh (BDI) cho rằng, để đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, cần tách bạch giữa sở hữu và quản lý.
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện Viện Nghiên cứu - Phát triển kinh doanh (BDI).
Thành tích nổi bật: Nợ xấu đã giảm
Thưa ông, tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn II đã triển khai được 2 năm, nhưng nhìn chung là còn chậm. Theo ông, 2 năm vừa qua đã làm được những gì?
Có thể thấy, tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn II diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi như kinh tế vĩ mô trong nước ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng khá vững chắc, kinh tế thế giới đang phục hồi, nợ xấu có thêm nhiều công cụ pháp lý để xử lý, thị trường bất động sản ấm trở lại…
Tuy nhiên, những khó khăn của tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn II cũng không ít.
Thứ nhất, các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) yếu kém chưa thực sự phục hồi như mong muốn, đặc biệt 3 ngân hàng mua lại bắt buộc dù đã cải thiện về chất lượng tài sản, nhưng vẫn đang trong tình trạng yếu kém, chưa được xử lý dứt điểm.
Thứ hai, các chuẩn mực về quản trị ngân hàng trên thế giới tiến rất nhanh sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Việt Nam ngày càng bị bỏ xa, khiến mục tiêu cải cách lần thứ hai nặng nề hơn.
Thứ ba, công nghệ ngân hàng đang phát triển như vũ bão, điều này đặt ra thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng trong việc phát triển công nghệ.
Trong bối cảnh đó, tái cơ cấu ngân hàng 2 năm vừa qua hơi chậm, song cũng đã thu được nhiều thành tựu.
Thành tựu thứ nhất, cũng là lớn nhất, là nợ xấu đã giảm nhanh. Trước đây, báo cáo của các tổ chức nước ngoài đều cho rằng, nợ xấu của Việt Nam ở mức 14-15%, nhưng hiện nay, theo đánh giá của họ, nợ xấu của Việt Nam chỉ còn 7-8%, tức đã giảm một nửa. Đây là tiến bộ nổi bật nhất của tái cơ cấu giai đoạn II.
Thành tựu thứ hai, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được giữ vững. Có lẽ, trong tất cả các giai đoạn chưa có giai đoạn nào thanh khoản ngân hàng vững như vài năm trở lại đây. Điều này cho thấy, các ngân hàng đã có kinh nghiệm quản lý thanh khoản, đồng thời cách thức điều hành thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước cũng vững vàng, thành công hơn.
Thành tựu thứ ba, an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các ngân hàng nhìn chung được cải thiện, ngoại trừ các ngân hàng TMCP có vốn nhà nước gặp nhiều khó khăn tăng vốn.
Thành tựu thứ tư, quản trị của nhiều ngân hàng đã cải tổ đáng kể, nhiều ngân hàng đã bắt đầu áp dụng chuẩn mực quản trị quốc tế Basel II…
Thành tựu thứ năm, khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại trong 2 năm vừa rồi rất đáng khen ngợi. Có ngân hàng từng đứng bên bờ sụp đổ, nay đang dẫn đầu về khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời cải thiện đã tạo thế và lực mới cho ngành ngân hàng, góp phần tăng sức chống chọi của ngành ngân hàng trước các cú sốc tài chính từ bên ngoài, cũng như cải thiện căn bản khả năng xử lý nợ xấu. Nếu không vì gánh nặng nợ xấu cũ để lại, đa phần ngân hàng thời gian gần đây đều có lãi.
Dù nợ xấu đã giảm nhanh, song vẫn còn gần nửa triệu tỷ đồng nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu tồn tại trong nền kinh tế. Từ khi có Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 42), việc thu giữ tài sản nợ xấu tăng mạnh, nhưng việc bán nợ lại gặp nhiều khó khăn. Thị trường mua bán nợ chậm hình thành có phải là nguyên nhân chính không, thưa ông?
Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số ngân hàng, ví dụ Ngân hàng Quốc dân (NCB), cho thấy, nhờ thị trường thuận lợi, hầu hết các bất động sản liên quan đến nợ xấu bị “đóng băng” trước đây đều được xử lý tốt 2 năm vừa qua. Nhiều con nợ đã hợp tác xử lý nợ xấu. Trừ những tài sản đang trong tình trạng tranh chấp, còn lại các ngân hàng đều có thể xử lý được.
Những khoản nợ xấu không bán được chủ yếu do đang trong tình trạng tranh chấp, hoặc liên quan đến lãi dự thu.
Ví dụ, có những khoản nợ trước đây được cán bộ ngân hàng định giá 4 tỷ đồng, cho vay 3 tỷ đồng (trong khi tài sản thực chỉ có giá trị 1 tỷ đồng). Nếu bây giờ bán tài sản để xử lý thì ngân hàng sẽ lỗ nặng. Những trường hợp như vậy rất nhiều và trở thành “điểm đen”. Thực ra, với những khoản nợ xấu đang trong tình trạng này, Nghị quyết 42 đã cho phép được ghi vào lãi dự thu và hạch toán dần (thay vì hạch toán ngay), song nhiều ngân hàng vẫn chưa dám làm vì khi đó lợi nhuận sẽ sụt giảm rất mạnh.
Như ông nói, những khoản nợ xấu vướng không bán được là do tranh chấp pháp lý và ngân hàng không muốn mất lãi dự thu, chứ không phải do thị trường mua bán nợ chưa được hình thành?
Nếu tài sản nợ không vướng tranh chấp, việc bán để thu hồi nợ là không khó. Những trường hợp không xử lý được chủ yếu do hai vướng mắc trên.
Một nhà đầu tư nước ngoài cho hay, họ đã ký hợp đồng bảo mật với VAMC, muốn mua trọn gói một khoản nợ, song khi đến trực tiếp kiểm tra thì thấy tài sản nợ đã được con nợ cho thuê, muốn đòi lại rất khó, phải bồi thường lớn cho bên thuê. Chính vì vậy, họ đã âm thầm rút lui. Tôi cho rằng, cần có quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn nữa về tài sản nợ xấu thì việc xử lý mới nhanh được.
Mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn I là xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn II, các ngân hàng mua lại bắt buộc vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm, chưa kể một số ngân hàng yếu mới xuất hiện. Theo ông, đâu là lý do khiến việc xử lý ngân hàng yếu kém còn chậm trễ?
Tôi được biết, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Bộ Chính trị về phương án xử lý 3 ngân hàng mua lại bắt buộc, hy vọng thời gian tới, việc xử lý sẽ được đẩy nhanh hơn. Với 3 ngân hàng này, trước mắt cần tập trung làm giảm lỗ lũy kế, sau đó tìm nhà đầu tư để bán lại.
Việc xử lý các ngân hàng yếu còn chậm là do chưa có tiền lệ và do liên quan đến các đại án, việc xử lý tài sản để thu hồi nợ khó khăn, khung pháp lý cũng chưa thật rõ ràng.
Ngoài ra, theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi và Quyết định 1058/2017/QĐ-TTg về Đề án Tái cơ cấu và xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng giai đoạn II, với các ngân hàng yếu kém, Đề án tái cơ cấu không phải do Ngân hàng Nhà nước, mà do Chính phủ phê duyệt. Điều này khiến quá trình tái cơ cấu ngân hàng sẽ kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là tập trung vào chống lạm phát và ổn định vĩ mô, không đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng bằng mọi giá, vì nếu không cẩn thận, đẩy nhanh tái cơ cấu sẽ làm ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Đây là quan điểm thận trọng và bài bản.
Cần cấm ông chủ Tập đoàn làm ông chủ nhà băng
Theo ông, tái cơ cấu ngân hàng thời gian tới cần tập trung vào những việc gì?
Thứ nhất, cần giữ vững nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô làm “bà đỡ” cho tái cơ cấu ngân hàng, nhất là giữ vững thanh khoản hệ thống.
Thứ hai, phải tiếp tục khai thác những lợi thế có được từ quy định pháp lý mới là Nghị quyết 42 và Luật bổ sung sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng để tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, đặc biệt là 3 điểm quan trọng gồm quyền thu giữ tài sản của chủ nợ, thủ tục tố tụng rút gọn và thoái dần lãi dự thu.
Thứ ba, cần có ngay biện pháp tăng vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước.
Thứ tư, coi phát triển công nghệ là nhiệm vụ cốt tử của hệ thống ngân hàng. Năm 2016, khi tôi đến một chi nhánh ngân hàng bán lẻ lớn nhất Tây Ban Nha, họ có 96 nhân viên, nhưng hiện tại, chi nhánh này chỉ còn 3 nhân viên, do họ áp dụng công nghệ.
Thứ năm, đào tạo nhân lực ngân hàng hiện nay đang rất kém và cần một cuộc cách mạng thực sự, đào tạo theo hướng số hóa.
Thứ sáu, cần chấm dứt ngay kiểu quản trị gia đình tại các ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định sở hữu chéo đã giảm mạnh, nhưng ông vẫn cho rằng quản trị gia đình tại các ngân hàng là đáng lo?
Sở hữu chéo đã giảm và minh bạch hơn, song tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần tạo áp lực thực sự với các ngân hàng về đổi mới quản trị, từ đó chấm dứt hẳn sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn và kiểu quản trị gia đình. Đặc biệt, nên có quy định cấm ông chủ tập đoàn tư nhân trở thành ông chủ ngân hàng để tránh các hệ lụy phát sinh.
Ở nhiều nước trên thế giới, cổ đông lớn nhất của ngân hàng không phải là Chủ tịch HĐQT của ngân hàng đó, mà Chủ tịch HĐQT là người đi làm thuê. Họ đã tách bạch giữa sở hữu và quản lý. Việc có được đội ngũ quản trị chuyên nghiệp, tuân thủ chặt chẽ quy định, thay vì bị chi phối bởi các mối quan hệ sở hữu sẽ cải tổ quản trị của các ngân hàng.
Với chuyện tăng vốn cho các ngân hàng quốc doanh, có nên nới mạnh room ngoại cho các ngân hàng này không, thưa ông?
Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy, không nên vội vã tư nhân hóa hệ thống ngân hàng, vì giai đoạn công nghiệp hóa rất cần dồn tiềm lực tài chính vào một số trọng tâm.
Việt Nam đã tư nhân hóa hệ thống ngân hàng khá sớm, chỉ còn 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, tôi cho rằng, không nên mở quá mạnh room vốn ngoại cho các ngân hàng này, nếu không chúng ta không thể dồn tiềm lực tài chính cho một số lĩnh vực ưu tiên phát triển của đất nước, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao - lợi thế lớn nhất của Việt Nam.
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica
Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi
nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ
vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều
hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.
(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là
“thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.
(VNF) - Giám đốc Quốc gia, Viện Tony Blair tại Việt Nam cho rằng, nền tảng thiết yếu để một Trung tâm tài chính quốc tế thành công là ở thiết kế thể chế.
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
(VNF) - Đường Vành đai 2.5 là một trong những tuyến đường quy hoạch quan trọng của Hà Nội, nằm giữa Vành đai 2 và Vành đai 3, có vai trò kết nối các khu vực nội đô với nhau, giảm tải giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị.