Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nói gì với TS Lê Xuân Nghĩa về khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ số?

Tào Minh - 13/12/2018 12:35 (GMT+7)

(VNF) – Tại lễ ra mắt của một ứng dụng gọi xe, tổ chức tại Hà Nội sáng nay (13/12), TS Lê Xuân Nghĩa đã chia sẻ cuộc trao đổi giữa ông và tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) về chuyện khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số.

VNF
TS Lê Xuân Nghĩa nói về cuộc trao đổi giữa ông và tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại một sự kiện sáng nay (13/12)

TS Lê Xuân Nghĩa cho hay cách đây 1 tuần, ông đã có buổi làm việc với 4 tập đoàn của Singapore. 4 tập đoàn này đang chuẩn bị nhảy vào Việt Nam ở thị trường công nghệ số.

“Họ nói với tôi một cách rất trắng trợn: ‘Chúng tôi đang quan sát cách Chính phủ Việt Nam hành xử với Grab để tạo ra khung chính sách lâu dài và cách ứng xử của chúng tôi tại Việt Nam’. Sở dĩ họ nói vậy là vì họ cảm thấy Chính phủ Việt Nam đang lẫn lộn giữa số hóa và phi số hóa, giữa kinh doanh hàng hóa và kinh doanh công nghệ nên họ còn lo ngại, chưa dám nhảy vào. Họ tuyên bố nếu chúng tôi nhảy vào, chỉ trong 2 năm, chúng tôi sẽ quét sạch doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực số hóa”, TS Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cho biết sau buổi làm việc này, ông đã gặp ông Phạm Nhật Vượng. “Hai anh em nói huyện với nhau: trong lĩnh vực số hóa, kinh doanh liên quan đến công nghệ, nhất định phải có một doanh nghiệp lớn chống lưng. Bởi khó khăn lớn nhất của một startup là tài chính. Phải có một sức mạnh tài chính bên cạnh mới giúp startup giải quyết khó khăn ngắn hạn để tồn tại”.

“Ông Vượng nói với tôi: ‘Như vậy chúng ta phải hỗ trợ các startup để họ lớn thật nhanh, vì lớn chậm sẽ chết. Chúng ta mà để thời gian kéo dài, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ số, khi mà tất cả những con cá mập trong khu vực và toàn cầu đang nhìn vào thị trường Việt Nam này, có thể nói chúng ta ngắc ngoải và chúng ta chết luôn’”, TS Nghĩa thuật lại lời ông Phạm Nhật Vượng.

Bình luận về chính sách hỗ  trợ của Chính phủ, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng Chính phủ nói nhiều về khởi nghiệp, bản thân Thủ tướng cũng rất trăn trở nhưng thực tiễn chính sách chưa có gì giúp khởi nghiêp, thậm chí kém xa khởi nghiệp của Mỹ, của Nhật.

Ví dụ khởi nghiệp ở Mỹ, mỗi năm Bộ doanh nghiệp nhỏ của Mỹ bỏ ra 190 tỷ USD để hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp của người Việt.

“Tôi gặp ông Bộ trưởng ấy, ông ta khen doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam của các ông giỏi, chỉ cần 11.000 USD là tạo ra được 1 việc làm, trong khi doanh nghiệp khởi nghiệp Mỹ phải tốn 33.000 USD.

“Thật ra Chính phủ ta rất nhiệt thành nhưng lại không có chính sách này. Quỹ dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp loay hoay mãi đến bây giờ vẫn chưa ra. Hay như chính sách liên quan đến hỗ trợ tài chính cho họ như nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp thôi, sửa đổi cho phù hợp với tình hình Việt Nam thôi mà 2 năm rồi, sửa câu chữ vẫn chưa xong. Vô vàn hội hảo rồi mà vẫn chưa ra được nghị định này, các doanh nghiệp khởi nghiệp phải sang tận Singapore để đăng kí hoạt động”, ông Nghĩa nói.

Vị chuyên gia này khẳng định không có sự hỗ trợ của Chính phủ, startup không thể thành công. Các nước như Mỹ, Ireland , Nhật… nói ra hay không nói ra, ngấm ngầm hay không ngấm ngầm, nhất định đều có sự hỗ trợ của Chính phủ đối với startup.

“Chúng ta đừng nghĩ rằng người Mỹ, người Pháp, người Anh, người Đức hô hào kinh tế phải thị trường tự do và người ta sòng phẳng là người ta tự do. Không có đâu. Người ta đã leo lên đỉnh cao của công nghệ bằng bảo hộ mậu dịch và khi đứng trên đỉnh cao, họ đá cái thang bảo hộ đi và nói bây giờ chúng ta chơi tự do. Chúng ta không thể mắc bẫy của những người như vậy”, ông Nghĩa khẳng định.

Ông Nghĩa dẫn chứng Hàn Quốc, Trung Quốc thành công trong công nghiệp hóa cũng nhờ không mắc bẫy khẩu hiệu thị trường tự do của những quốc gia khác.

“Nếu chúng ta ngây thơ tin vào chuyện mở cửa thị trường tự do, chiến đấu sòng phẳng với các đối tác quốc tế, chúng ta khó sống. Cái đấy là sự ngây thơ rất đáng buồn cho dân tộc.

“Hàn Quốc mất 40 năm để công nghiệp hóa thành công, bất chấp khẩu hiệu thị trường tự do của WB và IMF. Trung Quốc chỉ mất có 20 năm công nghiệp hóa thành công và đang đứng ở biên công nghệ của thế giới, cũng bất chấp khẩu hiệu thị trường tự do. Luôn nhớ rằng trên thực tế, không có sự bảo hộ của Chính phủ, không thể có công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, ông Nghĩa kết luận.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.