'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thuỳ Dung (Tây Hồ, Hà Nội) thanh toán tiền 2 ly cà phê bằng ứng dụng Momo. Với đơn hàng hơn 100.000 đồng, Dung được ưu đãi tới 30.000 đồng. “Một mức giảm giá khó người nào cưỡng lại được. Không chỉ Momo, rất nhiều ví khác cũng đang chọn cách khuyến mãi tối đa để hút khách”, Dung nói.
Hơn 30 tuổi, với mức thu nhập khá, Thuỳ Dung là đại diện cho thế hệ tiêu dùng mới, sẵn sàng tiếp nhận và trải nghiệm các dịch vụ mới. Dung có 2 khoản ngân hàng nhưng vẫn cài trên điện thoại của mình thêm một số ví điện tử để thanh toán tiền điện thoại, điện nước hay cho các dịch vụ ăn uống, đi lại. “Các ví điện tử hiện nay không quá nhiều khác biệt, tôi sẽ chọn ví nào có nhiều khuyến mại hơn, tuỳ dịch vụ mình sử dụng”, Dung cho biết.
Với nền tảng dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và Internet cao bậc nhất thế giới, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số. Từ một quốc gia phụ thuộc vào tiền mặt hàng đầu châu Á, Việt Nam trở thành thị trường có tỷ lệ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt cao và trở thành nền kinh tế số năng động nhất trong khu vực. Ví điện tử là phân khúc sôi động nhất và có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số Việt Nam với tỷ trọng giá trị giao dịch ngày càng cao.
Theo số liệu thống kê của The Statista, năm 2020, Việt Nam có khoảng 19,2 triệu người dùng ví điện tử. Năm 2021, số lượng người dùng ví điện tử tại Việt Nam đạt khoảng 24,7 triệu. Hãng nghiên cứu này dự đoán, con số có thể tăng lên gần 70 triệu người dùng vào năm 2026.
Tương ứng, giá trị giao dịch qua ví điện tử cũng ngày càng hấp dẫn. Năm 2019, tổng giá trị giao dịch qua ví điện tử tại Việt Nam đạt 10,4 tỷ USD thì sang 2020, giá trị giao dịch qua ví điện tử tại Việt Nam đã đạt tới 14 tỷ USD.
“Phân khúc ví điện tử mới nổi đã và đang đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam, chiếm tỷ trọng giá trị giao dịch ngày càng tăng và dự báo đạt trên 48 tỷ USD vào năm 2025”, chuyên gia từ Statista nhận định.
Thực tế, các ví điện tử đã thâm nhập sâu, rộng trong đời sống suốt những năm qua, nhất là ở các thành phố lớn. Theo một cuộc khảo sát, năm 2021 có gần 60% người Việt dùng ví điện tử, trong đó tỷ lệ cao tập trung ở Hà Nội và TP. HCM. Hơn 60% người dùng đã sử dụng ít nhất 2 ứng dụng ví điện tử. Dân số trẻ, dễ dàng kết nối Internet và nền kinh tế đang phát triển nhánh đã đưa Việt Nam trở thành một thị trường đầy hứa hẹn cho các ví điện tử. Sự cạnh tranh giữa các ví điện tử ngày càng lớn nhưng lại thúc đẩy nhanh sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 47 triệu ví điện tử đã kích hoạt, trong đó gần 30 triệu ví đang hoạt động. Người dùng đã chi tiêu trên 3.300 tỷ đồng qua các ví điện tử.
Sức hấp dẫn nhờ tốc độ tăng trưởng, dư địa người dùng lớn khiến các “ông lớn” không đứng ngoài cuộc chơi. Song, cuộc cạnh tranh giữa các ví điện tử cũng khốc liệt hơn và luôn là đề tài tốn nhiều giấy mực.
Năm 2015, cả thị trường Việt Nam chỉ có 5 doanh nghiệp ví điện tử được cấp phép. Đến 2020, đã có 30 ví điện tử của các ngân hàng và công ty fintech được phép hoạt động trên thị trường. Chỉ 2 năm sau, Việt Nam đã có 45 nhà cung cấp ví điện tử. Dù thị trường hiện đang có tới 45 nhà cung cấp ví điện tử nhưng thị phần thực sự chỉ nằm trong tay số ít các ông lớn.
Số liệu từ các hãng nghiên cứu độc lập cho thấy thị trường nằm trong tay 6 ví lớn là gồm Momo, Moca, ZaloPay, ShopeePay (AirPay), ViettelPay và VNPT Pay. Đây đều là công ty công nghệ lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á. Theo báo cáo từ Statista, năm 2020, Momo là ví điện tử phổ biến nhất Việt Nam với khoảng 53% thị phần; ViettelPay chiếm 25,2%; AirPay có trong tay 10,6%; ZaloPay lúc này chiếm 5,3%. Trong khi đó, báo cáo của Robocash Group công bố vào cuối năm 2022 cho thấy Momo chiếm khoảng 45,8% thị phần; ViettelPay chiếm 19,5%; Zalo có trong tay 17,5%; ShopeePay 14,1%.
Trong nền kinh tế số, số lượng người dùng sẽ mang đến lợi thế cho doanh nghiệp. Đây là lý do khiến các nền tảng trực tuyến phải bỏ ra chi phí lớn để thu hút và giữ chân người dùng. Cuộc chiến cạnh tranh để lại những khoản lỗ khổng lồ. Cho đến nay, chưa ví điện tử nào có lãi.
Là ví điện tử xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam, giai đoạn 2015 – 2020 ghi nhận sự phát triển bùng nổ về số lượng người dùng của Momo dù các ví mới đua nhau ra mắt. Để có được hơn 21 triệu tài khoản cài đặt sau 5 năm, M – Service, công ty chủ quản của Momo, phải hy sinh lợi nhuận dù doanh thu liên tục tăng. Năm 2017, M - Service báo lỗ 242,7 tỷ đồng. Từ năm 2019 đến 2021, mỗi năm MoMo đều lỗ trên 850 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2022, công ty này ghi nhận khoản lỗ lũy kế hơn 3.600 tỷ đồng. Cũng phải chấp nhận lỗ, công ty mẹ của ZaloPay đã phải dành tổng chi phí dự phòng lũy kế đến tháng 9/2022 là 2.269 tỷ đồng đối với ví điện tử này. Điểm chung của các ví điện tử trên là liên tục tung ra các chiến dịch marketing, khuyến mãi, hoàn tiền để thu hút và mở rộng tập khách hàng sử dụng dịch vụ.
Chuyên gia phân tích của SSI cũng nhận định: Khuyến mãi/giảm giá có thể thu hút người dùng nhưng không thể coi là lợi thế cạnh tranh của ví điện tử, nhất là khi các ngân hàng đổi mới các app của mình theo hướng đa tiện ích và mở rộng kết nối các hệ sinh thái ngoài ngân hàng và/hoặc đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi để cạnh tranh với các ví điện tử.
Thuận tiện, dễ dàng sử dụng là những điều khiến người dùng bị thuyết phục, còn khuyến mãi là điểm quyết định để người dùng lựa chọn ví điện tử thay vì các ứng dụng ngân hàng. Tuy vậy, khuyến mãi có thể hút được khách hàng nhưng không thể giữ chân người dùng khi trải nghiệm thanh toán đơn điệu. Người dùng cần một hệ sinh thái dịch vụ đa dạng, an toàn, dễ sử dụng và tính sẵn sàng liên kết.
Sau khi “đốt tiền” để mang lại vị thế với lượng khách hàng đủ lớn, các ví điện tử đang tìm cách phát triển hệ sinh thái để tăng sức cạnh tranh. Momo, mặc dù đang chiếm thị phần lớn nhất, nhưng cũng tìm kiếm sự hợp tác với các siêu ứng dụng khác. Chẳng hạn, Momo đã sớm hợp tác với các ứng dụng như Baemin, Be hay Ahamove và gần đây là Gojek để thanh toán cho các dịch vụ trên nền tảng này. Kỳ lân này cũng thâu tóm các công ty Nhanh.vn, Pique (startup về AI) hay công ty chứng khoán Tín Việt với tham vọng xây dựng hệ sinh thái tài chính rộng mở
ZaloPay cũng hợp tác với các sàn thương mại điện tử Sendo, Tiki, Lazada, hay TikTok, hay các chuỗi cửa hàng bán lẻ để nâng cao trải nghiệm thanh toán. Hồi đầu năm nay, Grab cũng bắt tay với ZaloPay để tận dụng lợi thế cũng nhau. Trong khi đó, ShopeePay dù tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán trên sàn thương mại điện tử Shopee nhưng vẫn tích hợp tính năng trong mua sắm, thanh toán hóa đơn, nạp điện thoại đến các dịch vụ mua vé máy bay, xe khách hay đặt phòng khách sạn.
Sự xuất hiện của Google Wallet ở thị trường Việt Nam cuối năm 2022 khiến các ví điện tử phải dè chừng hơn khi hàng loạt ngân hàng hàng đầu Việt Nam đã không ngần ngại bắt tay với ông lớn này. Xu hướng hợp tác và các cuộc mua bán sáp nhập (M&A) chắc chắn tiếp diễn, khiến thị trường ví điện tử thay đổi cục diện trong thời gian tới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.