Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo thống kê của VietinBank, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tại địa bàn Tây Nguyên tính đến ngày 28/2/2019 đạt 38,607 tỷ đồng, chiếm 4,7% tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng. Trong đó, do đặc thù tại Tây Nguyên chủ yếu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nên dư nợ cho vay đối với hoạt động này chiếm tới 94% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn; cho vay phục vụ đời sống của người dân chỉ chiếm hơn 5% tổng dư nợ cho vay. Các khoản vay ngắn hạn với trên 68% tổng dư nợ cho vay.
Nói về một số khó khăn vướng mắc trong việc tiếp cận cho vay tại khu vực Tây Nguyên, ông Nguyễn Đình Vinh, Phó tổng giám đốc VietinBank, nhận định với đặc thù khu vực Tây Nguyên là xa thành thị, khách hàng ít có cơ hội tiếp cận thông tin nên thường e ngại tiếp cận vốn tín dụng chính thức và dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi các hình thức tín dụng đen.
Ngoài ra, các vấn đề vướng mắc về chứng minh nguồn thu nhập, tài sản bảo đảm, tại khu vực nông thôn (như tài sản thuộc sở hữu của hộ gia đình, dễ xảy ra các tranh chấp của các thành viên hộ gia đình...) cũng khá phổ biến, nên khách hàng khó đáp ứng yêu cầu của ngân hàng khi cấp tín dụng.
Cũng theo đại diện VietinBank, Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên; tuy nhiên trên thực tế, VietinBank và các ngân hàng thương mại khác đang phải dùng nguồn vốn thương mại từ huy động vốn cá nhân/tổ chức (với mức lãi suất huy động cao) để cho vay các đối tượng ưu tiên thuộc lĩnh vực này.
“Việc quản lý cho vay đối với khách hàng gặp nhiều khó khăn (kể cả trong việc quản lý theo chuỗi để kiểm soát đầu ra, đầu vào của khách hàng) do các khách hàng hầu hết nằm ở vùng nông thôn, địa bàn xa xôi, giao thông ít thuận lợi.
"Ngoài ra, do địa bàn nông thôn rộng lớn nên chi phí hoạt động khi cho vay món tín dụng nhỏ lẻ cao nếu không có mạng lưới chi nhánh rộng lớn. Mạng lưới PGD của VietinBank trên địa bàn Tây Nguyên hiện tại vẫn còn mỏng, chưa thể phục vụ đầy đủ nhu cầu về tín dụng của khu vực do địa bàn rộng lớn, nhu cầu tín dụng nhiều, đa dạng”, ông Nguyễn Đình Vinh nêu.
Đề xuất các biện pháp cụ thể để góp phần hạn chế tín dụng đen, Phó tổng giám đốc VietinBank khẳng định với vai trò là một ngân hàng thương mại lớn, VietinBank luôn tuân thủ quy định, chính sách của Chính phủ như: tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chương trình, chính sách của Chính phủ đến các chi nhánh trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng ứng tối đa nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống của người dân, như quy định tại các Nghị định 55/2015/NĐ-CP về cho vay nông nghiệp nông thôn, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, chương trình cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch….
Ngân hàng cũng sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay đối với các khách hàng…
Kiến nghị tới Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ ngành liên quan, Phó tổng giám đốc VietinBank cho hay Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu có chính sách hỗ trợ một phần nguồn vốn, cấp bù lãi suất hoặc cho phép các ngân hàng thương mại được giảm chi phí trích lập dự phòng, giảm chi phí bảo hiểm tiền gửi tính trên số tiền gửi tương ứng với dư nợ cho vay các lĩnh vực ưu tiên nhằm giúp các ngân hàng thương mại giảm áp lực về hiệu quả cho vay, có thêm động lực triển khai các chương trình cho vay lãi suất ưu đãi.
Cũng theo ông Vinh, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét về nhu cầu mở rộng mạng lưới của VietinBank tại các địa bàn tiềm năng, nhu cầu tín dụng của khách hàng lớn mà mạng lưới giao dịch còn mỏng như địa bàn Tây Nguyên hoặc cho phép VietinBank rà soát, sắp xếp mạng lưới phòng giao dịch giữa các địa bàn với nhau để đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Đại diện VietinBank cũng kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại chưa có giấy phép hoạt động công ty tài chính riêng, Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn để cấp giấy phép mới/hoặc cơ cấu lại các công ty tài chính yếu kém chuyển về các ngân hàng thương mại lớn có nhu cầu/hoặc cho phép ngân hàng thương mại chuyển loại hình công ty cho thuê tài chính không hiệu quả sang công ty tài chính/hoặc cho phép các ngân hàng thương mại được thành lập các khối tiêu dùng.
“Cần có riêng hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước dành cho các tổ chức tín dụng hướng dẫn cho vay đối với đối tượng có nhu cầu vay tài chính tiêu dùng, đồng thời hướng dẫn nới lỏng hệ điều kiện vay vốn, tinh gọn quy trình, thủ tục hồ sơ và thời gian xử lý khoản vay theo 1 tiêu chuẩn khác biệt để người dân có thể tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu của đa phần số lượng khách hàng có mức thu nhập thấp”, ông Nguyễn Đình Vinh nhấn mạnh.
Theo vị Phó tổng giám đốc, Ngân hàng Nhà nước cần hướng dẫn mức trần lãi suất cho vay theo Bộ luật Dân sự 2015 theo hướng không áp dụng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại/công ty tài chính đối với phân khúc khách hàng vay tài chính tiêu dùng, vì đây là phân khúc khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc cho vay phải được bù đắp rủi ro bằng lãi suất, tuy nhiên có thể khống chế 1 mức trần riêng đủ bù đắp rủi ro (khoảng 40%) và yêu cầu tổ chức tín dụng công khai minh bạch về lãi suất cũng như điều kiện vay vốn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cùng bộ ngành liên quan cần hướng dẫn các ngân hàng thương mại trong việc sử dụng các công ty thu hồi nợ chuyên nghiệp. Ngân hàng Nhà nước cần rà soát danh sách các công ty thu hồi nợ đủ tiêu chuẩn để các ngân hàng thương mại có cơ sở hợp tác do nguồn lực của ngân hàng không thể đáp ứng cho việc thu nợ đối với phân khúc này.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần sớm có hành lang pháp lý đối với các công ty fintech và yêu cầu các fintech hoạt động phải có sự hợp tác bắt buộc với ngân hàng thương mại để tránh biến tướng fintech cũng cho vay dưới hình thức tín dụng đen mà không dưới 1 tổ chức tài chính hợp pháp nào. Việc hợp tác với fintech cũng hỗ trợ các ngân hàng trong việc tiết giảm chi phí về đầu tư công nghệ và sàng lọc khách hàng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.