'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có đề xuất tới Chính phủ cho phép nhập khẩu 37 toa tàu cũ của Nhật Bản có tuổi đời hơn 40 năm để đưa về nước sử dụng.
Trao đổi với VietnamFinance, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng xét về mặt luật pháp, căn cứ theo luật đầu tư, luật xuất nhập khẩu, luật khoa học và công nghệ thì rõ ràng việc nhập khẩu tài sản, máy móc thiết bị đã qua sử dụng phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí khắt khe, trong đó trọng tâm là phải còn 70% giá trị sử dụng.
“Theo Nghị định 65/2018 quy định tại điều 18 niên hạn sử dụng đối với đầu máy, toa xe chở khách không quá 40 năm, đối với toa tàu đã qua nhập khẩu thì không quá 10 năm với chở khách và 15 năm với chở hàng, như vậy xét về mặt luật pháp là không được”, ông Thịnh cho hay.
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh: “Ngành đường sắt nước ta trong thời gian vừa qua gặp rất nhiều khó khăn và lạc hậu, về cơ bản vẫn đang sử dụng các công nghệ cũ do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 140 năm (khổ đường chỉ có 1m, hệ thống điều hành cơ bản vẫn rất lạc hậu), cộng thêm vào đó là việc đầu tư của nhà nước vào ngành đường sắt trong thời gian qua vẫn còn ít. Chưa kể, chúng ta cũng đã có chủ trương phát triển ngành đường sắt theo hướng xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam nhưng đây là những kế hoạch dài hơi, rất tốn kém và mất nhiều thời gian”.
“Trong khoảng 10-20 năm nữa thì việc chúng ta sử dụng cơ sở hạ tầng đường sắt hiện nay là gần như chắc chắn. Vì vậy, việc nhập 37 toa tàu này tôi cho rằng nên xem xét”, ông Thịnh nói.
Cũng theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, trước đây, nước ta cũng từng nhập khẩu các toa tàu cũ từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản hay Ấn Độ và cho tới tận bây giờ vẫn sử dụng rất tốt.
“Vì thế, việc đề xuất nhập khẩu 37 toa tàu cũ này dù tuổi đời đã khá lâu nhưng chúng ta vẫn có thể hy vọng rằng công nghệ sẽ không lạc hậu hơn các toa tàu đã nhập về trước đó”, ông nói.
Vấn đề thứ hai được PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đề cập tới đó là chi phí của việc chuyển đổi các toa tàu cũ này như thế nào bởi đây là những toa xe tự hành.
“Đây là các toa xe tự hành vì vậy chắn chắn sẽ có thêm một hệ bộ phận nào đó đi kèm để các toa xe này mới có thể chạy được (ví dụ như đầu máy tích điện hay là phải có đường đây diện chạy theo đường ray tàu). Nếu có phát sinh thêm đường dây diện chạy theo đường tàu thì chi phí rất tốn kém”, chuyên gia Thịnh băn khoăn.
Một vấn đề khác cũng được vị chuyên gia kinh tế này đề cập tới đó là tuổi thọ sử dụng các toa tàu.
“Chúng ta mang các toa tàu này về sau đó hoán đổi thì vấn đề đặt ra là tuổi thọ sẽ sử dụng được trong bao lâu, có đảm bảo an toàn hay không”, chuyên gia nói.
“Nói tóm lại, nếu tính toán được độ an toàn, hoán cải tốt, công nghệ các toa tàu này ngang tầm với các toa xe mà chúng ta đang khai thác hoặc cao hơn, chi phí phù hợp và khả năng đem lại hiệu quả tốt,… thì có thể xem xét chấp thuận đề xuất của công ty này”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho hay.
Theo quy định hiện hành những toa xe của Nhật Bản đã qua 40 năm sử dụng không được phép nhập khẩu
Trước đó, thông tin tới báo chí, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), cho biết những toa tàu của phía Nhật Bản chuyển giao nếu mua mới có giá trị khoảng hơn 30 tỷ đồng/1 toa, nếu để đầu tư 37 toa tàu mới phải bỏ ra 1.110 tỷ đồng nhưng khi nhập khẩu 37 toa tàu cũ chỉ mất chi phí vận chuyển, hải quan,... vào khoảng 140 tỷ đồng.
Ông Thịnh cho rằng cần phải liệt kê chi tiết, cụ thể từng hạng mục thật rõ ràng (vận chuyển hết bao nhiêu, thuế nhập khẩu hết bao nhiêu, phí kho bãi, bốc dỡ,…) chứ không thể ước chừng được.
Liên quan đến đề xuất nhập khẩu những toa tàu cũ của Nhật Bản, ông Lê Hoàng Tùng, trưởng phòng đường sắt, Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) thông tin với báo chí rằng phía cục chưa nhận được hồ sơ. Tuy nhiên, nếu những toa xe của Nhật Bản đã qua 40 năm sử dụng thì quy định hiện hành không cho phép nhập khẩu.
Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng nếu VNR đề xuất với Chính phủ thì cần có những hướng dẫn cụ thể để cục căn cứ vào đó làm việc.
“Theo quy định pháp luật hiện hành thì không thể nhập và cấp chứng nhận đăng kiểm cho những toa tàu chở khách nước ngoài đã qua sử dụng trên 10 năm. Vì thế, việc các toa xe của Nhật Bản còn tốt hay không sau khoảng 40 năm sử dụng thì chưa thể vội đánh giá. Cần có sự kiểm tra thì mới đánh giá được có còn tốt hay không”, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam thông tin thêm.
Xem thêm: Cận cảnh các toa tàu cũ của Nhật Bản được VNR xin nhập về
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.