Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tín dụng tiêu dùng tăng kỷ lục 65% trong năm 2017
Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) công bố mới đây cho hay, cho vay tiêu dùng vẫn tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2015 với tốc độ tăng trưởng đạt 65%, trong khi năm 2016 là 50,2%.
Trong khi đó, tín dụng năm 2017 ước tăng khoảng 18,7 - 19,3%, nhìn chung tương đương với mức 19% của năm 2016. Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ tăng từ 12,3% (năm 2016) lên 18% năm 2017.
Trong đó, cho vay để mua, sửa chữa nhà ở tiếp tục chiếm tỷ trọng chính (52,9%) và tăng trưởng mạnh nhất tới 76,5%. Cho vay trang thiết bị gia đình và phương tiện đi lại ước tăng lần lượt 6,5% và 35,2%.
NFSC cũng đánh giá thị phần tín dụng tiêu dùng của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước đã tăng mạnh từ 39% lên 45,7% cuối 2017. Trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần và công ty tài chính lại giảm nhẹ tỷ trọng (từ mức 47% năm 2016 xuống còn 42% năm 2017). Cơ quan này cũng dự báo trong thời gian tới, tín dụng tiêu dùng vẫn là một trong những mảng hoạt động "tiềm năng và chiến lược" của các TCTD và sẽ có sự tăng trưởng cao.
Từ 15/3/2017, các tổ chức tín dụng bắt đầu thực hiện quy chế cho vay mới. Cùng thời điểm, khuôn khổ pháp lý về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính cũng có hiệu lực.
Cụ thể, từ ngày 15/3/2017, công ty tài chính tiêu dùng không được cho một khách hàng vay quá 100 triệu đồng (tổng dư nợ). Tuy nhiên, mức tổng dư nợ này không áp dụng đối với hình thức cho vay tiêu dùng để mua ô tô và sử dụng ô tô làm tài sản đảm bảo cho chính khoản vay đó.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các công ty tài chính phải ban hành quy định về mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng để áp dụng thống nhất và phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước để cơ quan này giám sát.
Bên cạnh đó, trên hợp đồng cho vay tiêu dùng, công ty tài chính tiêu dùng phải nêu rõ mục đích vốn vay, thời hạn trả nợ, phương thức cho vay, lãi suất, quy định về việc trả nợ trước hạn cũng như các biện pháp nhắc và thu hồi nợ, chế tài áp dụng và biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không trả đúng hạn.
FCCOM là tên mới của Công ty tài chính Dệt may Việt Nam do Maritime Bank mua lại
Ngày 20/6/2017, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1217/QĐ-NHNN sửa đổi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với việc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của Công ty tài chính TNHH một thành viên Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank).
Theo đó, Công ty này đổi sang tên mới là Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cộng đồng (FCCOM). Đây là bước thay đổi đáng kể đầu tiên kể từ khi Maritime Bank mua lại Công ty tài chính Dệt may Việt Nam vào năm 2015.
Trước đó, phần lớn hoạt động của công ty tài chính này là chuẩn bị về hệ thống, sản phẩm,.. Vốn điều lệ của FCCOM hiện vẫn giữ nguyên ở mức 500 tỷ đồng.
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, Ngân hàng SHB đã sáp nhập Công ty tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF) và đã có thông báo về việc sẽ thành lập Công ty tài chính tiêu dùng SHB với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết Công ty tài chính tiêu dùng SHB về cơ bản đã đi vào hoạt động từ quý II/2017 và chính thức hoạt động vào quý III. Đồng thời, SHB cũng dự kiến lợi nhuận của công ty sẽ đóng góp vào lợi nhuận của SHB khoảng 100 tỷ đồng trong năm 2017 và sẽ đóng góp đáng kể từ các năm sau.
Ban đầu, SHB sẽ chuyển danh mục cho vay khách cá nhân thu nhập dưới 200 triệu đồng một năm sang cho công ty này. Trong giai đoạn trung và dài hạn, Công ty tài chính SHB sẽ cung cấp sản phẩm tín dụng tiêu dùng cho nhóm khách cá nhân có thu nhập khá (từ 150 triệu đến 200 triệu một năm) trước khi mở rộng sang các khách hàng thu nhập thấp hơn và cả đối tượng trung niên (trên 50 tuổi, thu nhập từ lương và lương hưu ổn định).
Ngày 8/9, tại Hà Nội, Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST (BSL) đã chính thức khai trương.Đây là công ty liên doanh giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Tín thác Sumitomo Mitsui (SuMi TRUST) của Nhật Bản.
BSL là công ty cho thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình liên doanh giữa một ngân hàng thương mại trong nước với một định chế tài chính nước ngoài, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngày 12/4/2017.
Công ty BSL có vốn điều lệ 895,6 tỷ đồng, trong đó BIDV sở hữu 50%, SuMi TRUST nắm 49% và các tổ chức khác nắm 1%. Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Thiều Sơn.
BSL sẽ phát triển sản phẩm cho thuê tài chính cho cộng đồng doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cắt băng khai trương liên doanh cho thuê tài chính với nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.
Lotte thâu tóm TechcomFinance
Ngày 29/9, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã thông báo về việc phê duyệt hợp đồng và các tài liệu giao dịch liên quan về mua/bán chuyển nhượng toàn bộ vốn góp/vốn điều lệ tại Công ty TNHH MTV Tài chính Kỹ thương Việt Nam (TechcomFinance) theo Nghị quyết ngày 28/9 của HĐQT.
Truyền thông Hàn Quốc cho biết đối tác mua của thương vụ này chính là Lotte Card Co., một thành viên của Lotte Group. Theo hãng truyền hình Maeil Broadcasting Network của Hàn Quốc, tại lễ ký kết giữa Techcombank và Lottecard, 2 bên thống nhất chuyển nhượng 100% vốn của công ty TechcomFinance với giá chuyển nhượng lên tới 87,5 tỷ won, tương đương 1.734 tỷ đồng.
Vốn điều lệ của TechcomFinance là 600 tỷ đồng. TechcomFinance tiền thân là Công ty tài chính Hóa chất, một đơn vị thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) nhưng đã được Techcombank mua lại hồi tháng 1/2015.
Trong khi gã khổng lồ Lotte Card mạnh tay đầu tư để tham gia thị trường thẻ tín dụng hay rộng hơn là tài chính tiêu dùng thì ở chiều ngược lại Prudential lại đang lên kế hoạch "chốt lời" Công ty TNHH Một thành viên Tài chính Prudential Việt Nam.
Thành lập năm 2007, Prudential Finance cũng chính là công ty tài chính 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam với mạng lưới khách hàng 300.000 người tính đến tháng 10/2016. Cuối năm 2016, vốn điều lệ của công ty này là 616,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Reuters, mức giá Prudential mong muốn cho thương vụ này lên tới 150 triệu USD, tương đương hơn 3.400 tỷ đồng, gấp 5,52 lần giá trị vốn điều lệ tính theo mệnh giá.
Động thái này diễn ra khi một số công ty bảo hiểm toàn cầu, bao gồm cả AXA của Pháp cũng đang muốn bán các mảng kinh doanh nhỏ và không phải là cốt lõi ở châu Á để tập trung tốt hơn vào mảng kinh doanh bảo hiểm chính trong khu vực nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy cạnh tranh này.
Trong số các công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam hiện nay, thì FE Credit (trực thuộc VPBank), Home Credit Việt Nam (công ty tài chính 100% vốn nước ngoài trực thuộc Tập đoàn Home Credit), HD Saison đang là những công ty chi phối thị trường.
Prudential Finance cũng chính là công ty tài chính 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.
Ngày 2/11 đã diễn ra lễ ký kết bàn giao giữa Công ty TNHH MTV MB và Công ty tài chính TNHH MB Shinsei đã được hoàn tất tại Hội sở của MCredit.
Theo đó, Công ty tài chính thuộc MBBank - MCredit đã chính thức đổi tên thành Công ty tài chính TNHH MB Shinsei. Việc đổi tên cũng đánh dấu thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông của công ty tài chính này.
Sở hữu của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) tại công ty đã giảm từ 100% xuống còn 50% vốn điều lệ. Đối tác đến từ Nhật Bản Shinsei Bank, Limited (Nhật Bản) sở hữu 49%; còn Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển Xuân Thành sở hữu 1% vốn. Hai bên thực tế đã có những thỏa thuận từ trước đó nửa năm. Đánh giá về đối tác chiến lược này, MBBank nhận định đây là tổ chức sở hữu nền tảng công nghệ hiện đại và kinh nghiệm hơn 50 năm trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.
Là một thành viên của Tập đoàn MB, Mcredit có được lợi thế hỗ trợ từ MB về nền tảng mạng lưới, quan hệ đối tác, hệ thống khách hàng và đặc biệt là uy tín thương hiệu được tạo dựng qua 23 năm. Sau 11 tháng hoạt động (từ tháng 12/2016), Mcredit đã kinh doanh có lãi và nhanh chóng khẳng định cam kết chất lượng dịch vụ. Tính đến hết 30/11/2017, tổng tài sản của MCredit đạt 2.131 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 1.287 tỷ đồng.
Tân Tổng Giám đốc của Home Credit Việt Nam.
Được sự chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), giữa tháng 11, Công ty tài chính Home Credit Việt Nam chính thức bổ nhiệm ông Dmitry Mosolov vào vị trí Tổng Giám đốc.
Nhà quản lý này đã có 23 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính và ngân hàng bán lẻ tại Nga với 15 năm kinh qua nhiều vị trí quản lý cấp cao tại Home Credit. Ông đã làm việc tại Home Credit từ những ngày đầu tiên tập đoàn này đi vào hoạt động tại Nga vào năm 2002.
Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Home Credit Việt Nam, ông Dmitry giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Home Credit tại Nga, phụ trách kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh toàn quốc. Ông đồng thời cũng đảm nhiệm nhiều vị trí khác như Giám đốc Khối cho vay doanh nghiệp, Giám đốc Hoạch định & Kiểm soát tài chính và Phó Tổng giám đốc Tài chính, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của Home Credit tại Nga.
Ngày 23/11, tại TP. HCM, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (FE Credit) và Deutsche Bank của Đức đã ký kết khoản vay vốn có đảm bảo trị giá 100 triệu USD.
Theo FE Credit, khoản vay này sẽ góp phần gia tăng tiềm lực tài chính cho FE Credit, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục phát triển kinh doanh và củng cố vị trí dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.
Cuối tháng 7/2017, FE Credit cũng đã chính thức tăng vốn điều lệ từ 2.790 tỷ đồng lên 4.494 tỷ đồng. Công ty tài chính đang nắm giữ 48% thị phần tài chính tiêu dùng này đã liên tục tăng vốn từ mức 1.000 tỷ đồng hồi tháng 6/2014, khi VPBank mua lại Công ty tài chính Than Khoáng sản Việt Nam từ Vinacomin.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.