Các DN bảo hiểm trả quyền lợi cho khách gần 41.300 tỷ đồng
(VNF) - Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành bảo hiểm đã nỗ lực chuẩn hoá trong việc tư vấn, thực hiện theo đúng Luật kinh doanh bảo hiểm 2022, đặc biệt là hoạt động chi trả bồi thường.
Cụ thể, chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 41.296 tỷ đồng (tăng 6.81% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 10.330 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 30.966 tỷ đồng.
Cùng với đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 109.072 tỷ đồng (giảm 3.78% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 38.826 tỷ đồng (tăng 11.23% so với cùng kỳ năm trước), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 70.246 tỷ đồng (giảm 9.8% so với cùng kỳ năm trước).
Đơn cử, doanh thu hợp nhất 6 tháng của PVI ước đạt 11.988 tỷ đồng, tăng trưởng 51% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 68,9% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 785 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước trong đó chủ yếu là do lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng 77% so với cùng kỳ.
Tương tự, bảo hiểm MIC cũng ghi nhận, doanh thu bảo hiểm gốc đạt 2,575 tỷ, tăng 6,1% so với cùng kỳ, tổng lợi nhuận đạt 176,5 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ 2023.
Cũng theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới 6 tháng năm 2024 đạt 769.336 hợp đồng (sản phẩm chính), giảm 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường 6 tháng năm 2024 ước đạt 12.063 tỷ đồng giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước.
Dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 1.996 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân thọ với 1.957 tỷ đồng, Dai-ichi Life với 1.798 tỷ đồng, Manulife với 1.224 tỷ đồng và FWD với 770 tỷ đồng.
Số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ (sản phẩm chính) là trên 11,8 triệu hợp đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Về cơ cấu số lượng hợp đồng theo sản phẩm, sản phẩm được ưa chuộng và chiếm tỉ trọng cao nhất gồm sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (56,4%) và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (24,4%).
Theo đại diện của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, trong 6 tháng cuối năm 2024, đơn vị sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, sửa đổi thông tư 69/2022 quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm và chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, giám sát các DNBH thông qua việc nắm bắt thông tin từ thị trường, tổng hợp, phân tích đánh giá số liệu từ các báo cáo định kỳ, đột xuất nhằm dần lấy lại niềm tin của người dân với bảo hiểm.
VINARE: Khẳng định vai trò trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
- Đóng bảo hiểm y tế đắt hơn mua bảo hiểm sức khoẻ: Chọn loại nào? 05/07/2024 09:30
- Mức hưởng bảo hiểm y tế thay đổi thế nào khi tăng lương cơ sở? 03/07/2024 11:36
- Khấu trừ 'phí ban đầu' đến 90%, bảo hiểm đẩy phần thiệt cho khách 30/06/2024 11:00
Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.