'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo của Oxfam đưa ra các mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể áp dụng để theo đuổi cả mục tiêu bền vững tài chính và các kết quả tốt đẹp khác về xã hội, cộng đồng và môi trường.
Oxfam chỉ ra rằng Đông Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, phần lớn từ các doanh nghiệp tư nhân. Chỉ trong chưa đầy 5 thập kỷ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng từ 37,6 tỷ USD vào năm 1970 lên 2,6 nghìn tỷ USD vào năm 2016.
Đáng tiếc là, mặc dù nền kinh tế đã có nhiều bước tiến, sự phân hóa giàu nghèo vẫn tiếp tục tăng. Trong khi châu Á - Thái Bình Dương có nhiều tỷ phú hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, vẫn còn hơn 70 triệu người tại Đông Nam và Đông Á bị thiếu ăn.
"Tại Việt Nam, số tiền mà người đàn ông giàu có nhất quốc gia này kiếm được trong một ngày nhiều hơn số tiền mà người nghèo nhất kiếm được trong 10 năm", báo cáo nêu rõ.
VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với bà Lilian Mercado Carreon - Giám đốc khu vực châu Á của Oxfam, xoay quanh chủ đề này.
- Thưa bà, trong báo cáo vừa công bố trong khuôn khổ WEF ASEAN , Oxfam có nhận định rằng ở Việt Nam, thu nhập 1 ngày của người giàu nhất bằng thu nhập 10 năm của người nghèo nhất. Xin bà làm rõ hơn về nhận định này thông qua một vài ví dụ/số liệu?
Vâng, đó là một trong những số liệu thống kê mà chúng tôi trích dẫn để chứng minh tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập. Ở Việt Nam, số tiền mà người giàu nhất kiếm được trong một ngày có thể bằng số tiền mà người nghèo nhất kiếm ra trong 10 năm.
Có một điểm đáng lưu ý rằng trong khi khu vực liên tục chứng minh sự tăng trưởng kinh tế thì sự bất bình đẳng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Trên thực tế, khoảng cách giàu nghèo đã tăng lên đáng kể trong 2 thập kỷ qua. Bạn có thể kiểm tra số liệu thống kê về sự gia tăng bất bình đẳng trong báo cáo này.
Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đã đặt ra các mục tiêu phát triển bền vững. Một trong số đó là SDG 10, đó là việc đảo ngược lại tình trạng bất bình đẳng. Tuy nhiên, đối với khu vực Đông Nam Á, SDGs đã không được thực hiện đúng như cam kết. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng này.
Một điều quan trọng mà chúng ta cần biết rằng một phần của tăng trưởng là tạo ra công ăn việc làm cho mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét kỹ hơn, ngoài việc có việc làm thì thu nhập của họ là bao nhiêu? Liệu mức lương đó có cho phép họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn và hưởng các quyền lợi mà họ có thể được nhận. Châu Á được cho là có 2/3 dân số trong độ tuổi lao động, họ có việc làm nhưng thu nhập lại không đủ sống.
- Đặt vấn đề này trong tương quan với các nước trong khu vực thì Việt Nam đang ở đâu, thưa bà?
Vâng, tôi nghĩ rằng cần phải thừa nhận là Việt Nam đã làm rất nhiều việc để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Trên thực tế, có một điểm đáng lưu ý là Việt Nam đã làm cách nào để giảm nghèo trong một thời gian ngắn như vậy?
Bởi vì Việt Nam đã làm rất tốt trong việc giảm nghèo nên việc cần làm lúc này là giảm sự bất bình đẳng. Có một nhóm người vẫn mắc kẹt trong nghèo đói vì sự chênh lệch quá lớn. Và nó không chỉ là sự bất bình đẳng trong thu nhập, một yếu tố quan trọng của sự bất bình đẳng đó là sự bất bình đẳng giới.
Mặc dù phụ nữ có cơ hội có việc làm nhưng họ không thể có mức thu nhập như nam giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thu nhập của phụ nữ chỉ bằng 70-90% thu nhập nam giới khi làm cùng một công việc.
Không những vậy, phụ nữ cũng có những công việc không chính thức, cái mà họ không được bảo vệ bởi xã hội hoặc hợp đồng lao động rất dễ bị vi phạm. Họ không có quyền hưởng trợ cấp bao gồm lương hưu, nghỉ ốm và nghỉ thai sản. Và họ cũng bị phân biệt đối xử bởi chính giới tính của mình, bởi họ là phụ nữ.
Tôi nghĩ rằng đó là thực trạng của Việt Nam, chính phủ đã thực hiện khá nhiều chính sách tiến bộ nhưng sẽ tốt hơn nếu ưu tiên giải quyết vấn đề bất bình đẳng.
- Theo bà, những hệ lụy gì sẽ xảy ra nếu khoảng cách không được thu hẹp dần?
Như tôi đã nói, nếu sự bất bình đẳng không suy giảm, nếu các chính phủ, khu vực kinh tế và xã hội dân sự không chú ý đến sự bất bình đẳng và coi nó là một vấn đề cấp bách thì có rất nhiều hậu quả tiềm ẩn từ nó.
Trước hết, nó sẽ phá hủy các nỗ lực giảm nghèo. Đó là một mối quan tâm lớn. Thứ hai, điều đó đồng nghĩa với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực sẽ bị đe dọa. Thứ ba, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo làm cho xã hội không ổn định bởi nó tạo ra những căng thẳng, mâu thuẫn và các vấn đề xã hội khác. Vì vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng tôi đưa sự bất bình đẳng là vấn đề cấp thiết hàng đầu.
- Chúng tôi hiểu rằng muốn thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo thì trước hết các doanh nghiệp cần đẩy mạnh thực thi trách nhiệm xã hội của mình. Liệu điều này có mâu thuẫn với mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp không?
Vâng, tôi rất vui vì bạn đặt ra câu hỏi đó. Bởi vì chúng tôi nghĩ rằng với sự điều hành dựa trên tính phù hợp của các nền kinh tế châu Á, chìa khóa giải quyết vấn đề bất bình đẳng nằm trong tay chính phủ và các doanh nghiệp. Chính phủ cần điều tiết các doanh nghiệp và cung cấp môi trường chính sách phù hợp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đóng góp vai trò tích cực trong phát triển, góp phần tạo ra một xã hội bình đẳng hơn.
Một nghiên cứu của Mastercard nói rằng thị hiếu người tiêu dùng đang thay đổi. Điều đó được chứng minh ở châu Á, khoảng 65% người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất bởi các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội. Đó chính là động lực để các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với xã hội và để mô hình doanh nghiệp tương lai xuất hiện.
Bây giờ, chúng ta hãy nghĩ xem các doanh nghiệp đã suy nghĩ thế nào về vai trò của mình trong việc thay đổi chính mình. Chúng tôi có nhiều ví dụ điển hình cho thấy các doanh nghiệp đang cố gắng trở thành những công dân tốt hơn, có trách nhiệm xã hội hơn. Ngoài ra cũng có rất nhiều ví dụ về các mô hình kinh doanh.
Những gì đang thực sự sẽ diễn ra là thứ mà chúng tôi gọi là tương lai của doanh nghiệp, nơi không quá quan trọng về vấn đề tối đa hóa lợi nhuận mà là quan tâm nhiều hơn vào các muc tiêu xã hội. Vì vậy, mục đích xã hội là tối quan trọng, nó nằm ở đầu chương trình nghị sự của WEF ASEAN và mô hình kinh doanh được tạo ra để đạt được mục tiêu xã hội đó. Chúng tôi nghĩ đó mới thực sự là tương lai và đó là cái mà ASEAN nên hướng đến.
- Ở Việt Nam, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ còn rất khó khăn trong việc duy trì sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp. Liệu đó có thể là trở ngại để họ thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không?
Nếu bạn nhìn vào tất cả các quốc gia bao gồm cả Việt Nam, công ăn việc làm thực sự được tạo ra rất nhiều bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là những công ty tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng tôi nghĩ rằng điều thực sự quan trọng đối với trách nhiệm xã hội là đưa vào được các mô hình xã hội đó và đó là lý do Oxfam đang cố gẵng tác động đến chuỗi giá trị toàn cầu đó.
Nhưng chúng tôi nghĩ rằng có rất nhiều cơ quan hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tổ chức như Oxfam đang cố gắng làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cải thiện năng suất và chuyển đổi mô hình doanh nghiệp.
Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam, Quốc hội đang thảo luận về một bộ luật có liên quan đến việc công nhận chính thức hình thức doanh nghiệp xã hội, tôi không chắc nó có được thông qua hay không.
Luật pháp công nhận các doanh nghiệp xã hội sẽ là một sự hỗ trợ rất lớn bởi vì nó được hợp thức hóa, và với sự công nhận đó, các doanh nghiệp sẽ chuyển đổi mô hình của mình. Ở các nước châu Á hoặc Đông Nam Á khác, có nhiều chính sách và chương trình hành động của chính phủ. Ví dụ ở Singapore, chính phủ có nhiều chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp xã hội. Vì vậy, tôi nghĩ rằng vấn đề đó càng ngày càng được chính phủ quan tâm hơn.
Đảm bảo mức lương tối thiểu cũng rất quan trọng. Tôi đã nói rằng châu Á là nơi sản sinh ra lực lượng lao động. Vì vậy, đảm bảo mức lương tối thiểu bằng pháp luật để các doanh nghiệp tuân thủ là trách nhiệm của chính phủ.
Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng chỉ yêu cầu trả mức lương tối thiểu sẽ không giải quyết được vấn đề, bởi cái mà những người lao động thực sự cần là mức lương đủ sống, sẽ cần mức thu nhập đủ để họ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thực phẩm và mọi thứ để đảm bảo tiêu chuẩn sống chất lượng.
- Chúng ta đã nói nhiều đến trách nhiệm của doanh nghiệp, thế còn vai trò của người nghèo/người lao động thì sao thưa bà? Họ nên làm gì để chủ động thu hẹp khoảng cách với người giàu?
Có một vai trò cho tất cả mọi người kể cả người nghèo. Tôi nghĩ rằng ở nhiều nước trên khắp châu Á, người lao động đang cố gắng thành lập công đoàn để họ có thể thương lượng, đấu tranh cho mức lương và phúc lợi tốt hơn. Vì vậy, đó chắc chắn là cách cho lao động nghèo.
Công đoàn sẽ đại diện cho tiếng nói của người lao động, có thể giải thích cho các bên liên quan khác về tình hình của người lao động. Và nó không bắt đầu bằng việc tìm hiểu vấn đề là gì. Tôi nghĩ điều quan trọng hơn là tạo ra một không gian để các bên liên quan tham gia vào việc đưa ra vấn đề và giải pháp giải quyết vấn đề đó.
Chúng tôi nghĩ rằng đây thực sự là một yếu tố cần có của các doanh nghiệp, nó không chỉ là nơi các cổ đông đưa ra quyết sách, mà còn là nơi các bên được tham gia và đưa ra tiếng nói của mình.
Vấn đề của người nghèo không chỉ nằm ở khoảng cách về thu nhập với người giàu. Đó không phải là điều duy nhất mà chúng ta đề cập ở đây. Bất bình đẳng, trên thực tế, diễn ra bởi vì nó không đơn thuần là tiền bạc nằm trong tay một vài người.
Vì vậy, tất nhiên, người nghèo sẽ phải tự khẳng định mình, xác định họ bao gồm một nhóm người và thúc đẩy việc mở ra các không gian mở cho các cuộc đối thoại như tôi đã đề cập. Nhưng sẽ không đủ nếu chỉ có người nghèo nỗ lực thu hẹp khoảng cách này. Những người giàu, lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ phải nhận ra vai trò của mình và nỗ lực hỗ trợ đưa ra giải pháp giảm thiểu vấn đề này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.