Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng vừa chủ trì cuộc họp trực tuyến với các cơ quan tham mưu, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, Sở GTVT các địa phương nhằm rà soát, đánh giá tình hình thực hiện, tiến độ giải ngân các dự án giao thông do Bộ GTVT quản lý.
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Vụ Kế hoạch Đầu tư cho biết tổng kế hoạch vốn năm 2022, Bộ GTVT được Thủ tướng giao khoảng 55.051 tỷ đồng (trong đó giao đầu năm 50.328 tỷ đồng, giao bổ sung 4.723 tỷ đồng vào tháng 10/2022). Đến nay, Bộ GTVT đã phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch qua 9 đợt giao và điều chỉnh chi tiết kế hoạch.
Dự kiến đến hết tháng 11/2022, Bộ GTVT giải ngân được 34.900 tỷ đồng, đạt 63,4% so với kế hoạch được bổ sung (69,4% so kế hoạch giao đầu năm), trong đó vốn trong nước đạt 63% và vốn nước ngoài đạt 68,2%.
Từ nay tới 31/1/2023, Bộ GTVT cần tiếp tục giải ngân khoảng 20.151 tỷ đồng. Số lượng vốn cần giải ngân từ nay đến cuối năm tập trung tại các dự án của các chủ đầu tư/ban quản lý dự án lớn (khoảng 12.218 tỷ đồng, chiếm 60,6%) và dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của VIDIFI (4.723 tỷ đồng chiếm 23,4%).
Kết luận cuộc họp sau khi nghe toàn cảnh công tác giải ngân, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đánh giá ngành GTVT giải ngân cao hơn bình quân chung của cả nước. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã nâng cao trách nhiệm, quyết liệt thực hiện để đạt kết quả giải ngân này.
Tuy nhiên theo Bộ trưởng, với hơn 2 tháng còn lại của năm tài khóa 2022 thì đây là giai đoạn nước rút, đặc biệt quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ năm. Do đó, ông yêu cầu toàn ngành tiếp tục phấn đấu, nỗ lực thực hiện tốt mục tiêu giải ngân đã đề ra.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo các ban quản lý dự án, chủ đầu tư tiếp tục giải ngân, tập trung đôn đốc nhà thầu, đơn vị tư vấn tăng cường nhân lực, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, tập trung “3 ca, 4 kíp” đẩy nhanh thi công các công trình, dự án để bù lại tiến độ ở các dự án đang bị chậm; phối hợp chặt chẽ với nhà thầu chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu thanh toán; kiên quyết có chế tài xử lý đối với nhà thầu chậm tiến độ.
Chỉ đạo cụ thể đối với 4 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, Bộ trưởng yêu cầu tập trung đảm bảo giải ngân hết dự án Cam Lộ - La Sơn vào 31/12/2022.
Với 3 dự án (Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây) đã đạt mục tiêu đề ra, các đơn vị cần tập tập trung tối đa nhân lực, máy móc, thiết bị đảm bảo thông xe kỹ thuật các dự án này vào cuối năm 2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, Bộ trưởng yêu cầu các ban quản lý dự án phối hợp với Cục Quản lý đầu tư xây dựng khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thẩm định, phê duyệt và lựa chọn nhà thầu cho 13 gói thầu trước 15/1/2023 và khởi công trước Tết Âm lịch sắp tới.
"Để khởi công được các dự án thì phải có mặt bằng cho các gói thầu. Sau khi khởi công thì tất cả các điều kiện phải sẵn sàng từ mặt bằng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… để triển khai thi công ngay. Ban QLDA, địa phương, nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng. Cần loại bỏ ngay tư duy khởi công xong 'đắp chiếu" do chưa chuẩn bị đủ các điều kiện rồi đến giai đoạn cuối lại chạy nước rút”, ông Thắng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng yêu cầu giám đốc Sở GTVT các tỉnh báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo các địa phương chỉ đạo sát sao, quyết liệt đẩy nhanh công tác GPMB, đảm bảo nguyên vật liệu thi công dự án. Đồng thời giao Vụ Kế hoạch Đầu tư, Cục Quản lý đầu tư xây dựng tiếp thu ý kiến, kịp thời hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho các cơ quan, đơn vị.
“Lãnh đạo Bộ sẽ tiếp tục cùng các cơ quan, đơn vị, ban quản lý dự án tập trung hiệu quả nhất nguồn vốn đã được giao, phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân theo kế hoạch đề ra”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.