Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Từ khi tái khởi động dưới sự điều hành của Tập đoàn Đèo Cả (3/2019), chưa bao giờ tiến độ xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận lại phải đương đầu với khó khăn, thử thách lớn như năm 2021.
Tháng 6, dịch Covid - 19 bùng phát mạnh, nhanh chóng lây lan ra khắp các tỉnh thành, đặc biệt là khu vực miền Nam. “Cơn bão” Covid-19 lan đến địa bàn tỉnh Tiền Giang, kéo theo hàng chục nhân sự thuộc dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận bị nhiễm bệnh và hàng trăm nhân sự khác vào diện F1, F2 phải cách ly tập trung hoặc cách ly tại chỗ, một số gói thầu phải tạm ngưng thi công, việc cung ứng vật liệu tê liệt do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội.
Các kịch bản ứng phó trước diễn biến của dịch bệnh, trước đó cũng đã được Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Tập đoàn Đèo Cả xây dựng nhằm tránh bị động trong mọi tình huống. Các công trình, dự án do Đèo Cả thực hiện trải dài từ Bắc vào Nam, vì thế khi bất cứ một dự án nào, công trình nào bị ảnh hưởng sẽ kịp thời điều động nhân sự điều hành, lực lượng lao động ở dự án khác để “trám” vào vị trí đó. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cũng phân công 3 Phó Chủ tịch, độc lập nằm ở các khu vực khác nhau để kịp thời chỉ đạo thực hiện các dự án trong bối cảnh dịch bệnh… vì thế các hoạt động trong toàn hệ thống không bị gián đoạn.
Tại dự án Trung Lương – Mỹ Thuận, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả Phan Văn Thắng được điều động đến hiện trường để điều hành, trám vào thay vị trí 1 Phó Chủ tịch trong thời gian cách ly y tế để kiểm soát tiến độ thi công ở công trường, đồng thời chỉ đạo Ban điều hành thực hiện đảm bảo vấn đề an toàn sức khoẻ và điều kiện sinh hoạt cho người lao động, hỗ trợ các nhà thầu vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Ông Thắng chia sẻ “Diễn biến dịch bệnh phức tạp khó lường, tuy nhiên không vì vậy mà nản lòng. Lúc đó, Tập đoàn Đèo Cả đã chuẩn bị các phương án sẵn sàng “sống chung với dịch bệnh”, đảm bảo mục tiêu kép, vừa hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh, vừa tổ chức thi công giữ vững mục tiêu hoàn thành dự án”.
Thời điểm khi các tỉnh thành phía Nam đồng loạt thực hiện giãn cách theo quy định của Chỉ thị 16, trong đó có Tiền Giang và các tỉnh lân cận. Việc giãn cách xã hội ảnh hưởng rất lớn tới tình hình triển khai các gói thầu của dự án. Để tiếp cận và vận chuyển vật liệu được vào công trường của dự án, các nhà thầu gặp nhiều khó khăn khi phải thường xuyên qua lại giữa các điểm chốt phòng dịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng như các điểm chốt phòng dịch ở các tỉnh lân cận khác.
Tập đoàn Đèo Cả đã làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang và phối hợp với các Trung tâm y tế nơi dự án đi qua để thực hiện test nhanh Covid 19 theo định kỳ 3 ngày/1 lần test cho người lao động tham gia thi công, nhằm đáp ứng các điều kiện phòng dịch của địa phương, đồng thời không làm gián đoạn nguồn cung vật liệu,vận chuyển… ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Nhờ đó, công trường dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận vẫn giữ vững trận địa, đảm bảo tiến độ.
“Dù Tập đoàn Đèo Cả đang cùng lúc thi công nhiều dự án, tuy nhiên Đèo Cả luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Đây là dự án mà trong bất kỳ cuộc họp giao ban nào cũng được Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xác định là ưu tiên số 1, quan tâm số 1. Bởi Trung Lương - Mỹ Thuận là uy tín của Đèo Cả, là niềm tin của Chính phủ và kỳ vọng của đồng bào miền Nam nói chung; đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước”, ông Nguyễn Tấn Đông – Tổng giám đốc Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận cho biết.
Sự "quan tâm số 1" không chỉ bằng quyết tâm, ý chí mà thực hiện bằng các hành động cụ thể, như khi liên danh các nhà đầu tư, nhà thầu gặp khó khăn về vốn do ảnh hưởng của đại dịch, Tập đoàn Đèo Cả đã ứng trước cho dự án 500 tỷ đồng để nhập vật liệu, chi phí nhân công… không để dự án vì thiếu tiền mà ngưng thi công, chậm tiến độ.
Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đi qua vùng địa chất đặc biệt khó khăn, Ban điều hành dự án đã chủ động mời các chuyên gia nghiên cứu và tiến hành xử lý kỹ thuật. Đối với việc giải quyết bài toán nguồn nguyên vật liệu khan hiếm, giá cả leo thang, Ban điều hành cũng đã chủ động tìm kiếm nhà cung cấp và ký kết hợp đồng bình ổn giá. Việc tranh chấp ở các việc trong quá khứ, những nhà thầu thông đồng vẫn còn tiếp diễn, các nhà thầu năng lực kém và không đủ nguồn lực theo dự án cũng được rà soát loại bỏ, thay thế các nhà thầu không đáp ứng năng lực.
Bước vào tháng 12/2021, vượt qua những khó khăn thách thức, những kilomet đường cao tốc cuối cùng đang được thảm nhựa, hệ thống ITS, điện chiếu sáng, dải phân cách, hàng rào an toàn… đang được các nhà thầu gấp rút thi công. Tất cả đồng lòng, dốc toàn lực để đưa dự án về đích, với mệnh lệnh cao nhất “Dự án chậm một ngày, thêm một ngày mắc nợ với nhân dân”, vì mục tiêu hoàn thành dự án đúng hẹn.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.