'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều 28/5 đã diễn ra lễ ra mắt thẻ chip nội địa của các ngân hàng Việt Nam. Hiện có bảy ngân hàng tham gia chuyển đổi thẻ từ ATM sang thẻ chip (tiêu chuẩn thanh toán bảo mật) gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank, TPBank và ABBank.
Đây là các ngân hàng có số lượng thẻ lớn, chiếm khoảng 70% tổng số thẻ ATM trên cả nước.
Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc khối nghiên cứu phát triển Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước, trong năm nay khoảng 30% số lượng thẻ ATM trên thị trường sẽ được chuyển đổi sang thẻ chip, tương đương gần 22 triệu thẻ.
Tuy nhiên, để không làm xáo trộn việc dùng thẻ của khách hàng, trước mắt sẽ phát hành thẻ chip mới, thẻ đến hạn... Sau đó mới đến thời điểm chuyển đổi theo yêu cầu cho tất cả khách hàng.
Trước băn khoăn của khách hàng về việc liệu thẻ chip có tương thích với các thiết bị thanh toán hiện nay hay không, ông Nguyễn Quang Minh khẳng định: Bộ tiêu chuẩn thẻ chip Việt Nam được Napas xây dựng theo chuẩn riêng cho thị trường Việt Nam nhưng vẫn tương thích với chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, hiện nay người tiêu dùng vẫn có thể song song sử dụng thẻ từ và thẻ chip bởi hệ thống máy ATM, đầu đọc thẻ POS đã được các ngân hàng thương mại nâng cấp chấp nhận cả hai loại thẻ.
Với câu hỏi từ nay đến cuối năm chỉ còn sáu tháng, liệu các ngân hàng kịp chuyển đổi một số lượng thẻ lớn như vậy không, ông Nguyễn Quang Minh khẳng định: “Việc chuyển đổi thẻ từ ATM sang thẻ chip cũng tương tự việc triển khai làm thẻ Visa hay Master Card.
Hiện các máy ATM, POS… đã hoàn toàn sẵn sàng cho việc sử dụng thẻ chip. Do vậy, quá trình triển khai không có gì khó khăn, thậm chí việc chuyển đổi thẻ chip nội địa có thể chỉ mất khoảng ba tháng”.
Theo các chuyên gia, khác với thẻ từ, thẻ chip còn được gọi là thẻ thông minh, chứa một chip điện tử trên bề mặt thẻ với bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ và hoàn toàn độc lập. Ưu điểm vượt trội của thẻ chip là giao dịch rất nhanh, với các giao dịch giá trị nhỏ sẽ không cần nhập PIN/chữ ký mà vẫn có thể giao dịch được. Độ an toàn của loại hình thẻ này cao hơn so với thẻ từ hiện nay.
“Việc áp dụng tiêu chuẩn công nghệ thẻ chip có thể hạn chế được tình trạng sao chép thông tin bằng việc cài đặt thiết bị đọc trộm tại các máy ATM, hạn chế nguy cơ rút tiền trộm tại các cây ATM. Thống kê cho thấy tỉ lệ giao dịch bị giả mạo giảm đột biến khi chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip”, một chuyên gia bình luận.
Chị Hoàng Lan, nhà ở quận 9, TP. HCM cho hay chị muốn đổi thẻ ATM hiện nay sang thẻ chip để an toàn hơn, không sợ tiền đang trong ví bỗng nhiên biến mất. Song chị tỏ ra băn khoăn vì không biết mình có phải trả thêm chi phí khi đến ngân hàng để chuyển đổi thẻ từ ATM hiện nay sang thẻ chip hay không.
“Nếu khách hàng phải gánh thêm phí thì bao nhiêu, các ngân hàng cần làm rõ điều này và cần minh bạch thông tin với khách hàng”, chị Lan nói.
Lo lắng của chị Lan cũng là suy nghĩ chung của nhiều khách hàng khác. Bởi theo tính toán, hiện nay chi phí để làm ra một phôi thẻ chip là 2-3 USD, cao hơn 7-8 lần so với thẻ từ. Nếu trung bình mỗi phôi thẻ chip khoảng 2 USD (tương đương khoảng 46.000 đồng), nhân với số thẻ chip phải chuyển đổi trong năm nay khoảng 22 triệu thẻ thì số tiền mà các ngân hàng cần bỏ ra để phục vụ cho việc chuyển đổi lên đến trên 1.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể các ngân hàng còn phải nâng cấp cả thiết bị đầu cuối là POS, máy ATM… để phù hợp với việc chuyển đổi thẻ và nhiều khoản chi phí khác.
Đây là số tiền không nhỏ đối với các ngân hàng thương mại. Vậy hàng nghìn tỷ đồng chuyển đổi thẻ ai gánh, ngân hàng hay khách hàng? Trao đổi với báo chí, một số ngân hàng cho biết sẽ miễn phí chuyển đổi cho các chủ thẻ dù chi phí rất lớn. Trong khi đó, một số ngân hàng khác lại cho biết mức phí chuyển đổi sẽ căn cứ vào mối quan hệ giữa hai bên chứ không miễn phí cho toàn bộ khách hàng.
Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cho biết mỗi ngân hàng sẽ phải tính toán phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. “Ngân hàng mình thu phí mà ngân hàng bên cạnh miễn phí đổi thẻ thì không khác nào tự loại mình ra khỏi cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Do ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên nếu miễn phí ở dịch vụ này thì có thể sẽ cân đối chi phí ở dịch vụ khác để bù trừ”, vị lãnh đạo ngân hàng nói.
Theo ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Thẻ Việt Nam, chi phí chuyển đổi của mỗi ngân hàng là khác nhau, tùy thuộc vào khối lượng thẻ đã phát hành cũng như số lượng thiết bị chấp nhận thẻ trên thị trường.
“Để cạnh tranh, các ngân hàng cần hạn chế mức thấp nhất chi phí phát sinh cho khách hàng. Nếu ngân hàng nào thu phí cao, khả năng cạnh tranh sẽ giảm”, ông Tuấn cảnh báo.
Giao dịch dưới 1 triệu không phải nhập mã PIN Dùng thẻ chip có thể tích hợp các ứng dụng thanh toán trong giao thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục, thanh toán nhiều dịch vụ công… ngay trên cùng một thẻ. Thẻ chip còn có ưu điểm vượt trội là không tiếp xúc khi giao dịch. Ví dụ với các giao dịch giá trị nhỏ, việc thanh toán không tiếp xúc đem lại tiện lợi cho người dùng là sẽ không cần nhập mã PIN, chữ ký mà vẫn có thể giao dịch được. Thẻ có thể vẫn để trong ví, chỉ cần chạm vào thiết bị chấp nhận thẻ khi giao dịch. Theo đại diện Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), thẻ không tiếp xúc sử dụng phù hợp với những giao dịch có giá trị nhỏ, tốc độ nhanh như vé xe buýt... Do đó, khi xây dựng, Napas đề xuất ngưỡng thanh toán không xác thực chủ thẻ mỗi lần có giá trị tối đa 1 triệu đồng. Để đảm bảo an toàn cho chủ thẻ, Napas đề nghị thẻ được chạm liên tiếp tối đa là ba lần với 3 triệu đồng. Sau ngưỡng này, chủ thẻ phải nhập mã PIN để tiếp tục quá trình không xác thực chủ thẻ. Tuy nhiên, ngưỡng giá trị thanh toán sẽ do mỗi ngân hàng phát hành thẻ quy định. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.