Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
- Mở cửa lại cũng là cơ hội tái cơ cấu ngành du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả hơn trong tương lai. Theo ông, Chính phủ cần ưu tiên gì về mặt chính sách để thúc đẩy thị trường du lịch phát triển theo hướng này?
Ông Lê Ngọc Ánh Minh: Khá nhiều khách du lịch quốc tế vào Việt Nam khi được hỏi: khó khăn của ngài là gì? Câu trả lời tương đồng nhiều nhất là: visa và gia hạn visa! Ngoài việc ban hành chính sách thị thực thông thoáng hơn, gần như công nghệ có thể giúp giải quyết điểm nghẽn này. Cơ quan xuất nhập cảnh có thể hợp tác với hãng công nghệ lớn như FPT và Bộ Thông tin Truyền thông để thiết lập hệ thống cấp visa qua mạng, giúp khách du lịch đăng ký và nhận visa tiện lợi.
Một vấn đề khác là hạ tầng giao thông và giao thông công cộng. Trong các năm gần đây, Việt Nam nổi lên là quốc gia phát triển bất động sản du lịch nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á. Có hàng tỷ USD đầu tư vào phân khúc hạng sang của khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm giải trí; hàng tỷ USD đầu tư vào các hãng hàng không. Tuy nhiên, tình cảnh sân bay quá tải như Tân Sơn Nhất làm cho du khách phải chờ lâu khi làm thủ tục hoặc khi đáp máy bay phải chờ xe taxi lâu. Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, thỉnh thoảng chúng ta nhìn thấy cảnh du khách kéo vali chạy bộ để kịp vào Tân Sơn Nhất làm thủ tục do đường vào sân bay bị kẹt xe kéo dài nhiều giờ. Một ví dụ khác là khách tàu biển khi cập bến Cái Mép Thị Vải được đón lên các xe buýt lớn rồi đi hành trình dài về TP. HCM hoặc miền Tây, đường quốc lộ 51 hay kẹt xe tạo cảm giác ngồi lâu, chờ đợi lâu.
Hãy đặt mình vào vị trí của khách du lịch: sau một chuyến bay dài hoặc một hải trình dài đến nơi cần đến, mình phải chờ lâu tại sân bay hoặc chờ lâu trên xe do tắc đường. Cảm giác hứng thú du lịch sẽ bị ảnh hưởng rất đáng kể.
Chính phủ cần ưu tiên phát triển hạ tầng sân bay và các tuyến đường cao tốc đồng bộ. Đích thực, mỗi sân bay là một cửa ngõ chào đón khách du lịch. Ngoài việc đầu tư nâng cấp các sân bay thì cần chú trọng đến dịch vụ khách hàng tại sân bay, luôn có nhân viên hỗ trợ, giúp đỡ khách du lịch tận tình và không để cảnh chờ đợi kéo dài gây mệt mỏi.
- Theo ông, Việt Nam cần ưu tiên những công việc gì trong ngắn hạn để việc mở cửa lại thị trường du lịch đạt hiệu quả tốt nhất?
Về ngắn hạn, chúng ta nên thực hiện quảng bá du lịch càng nhiều càng tốt. Ngày nay, truyền thông số khá phổ biến, cần ứng dụng truyền thông số để quảng bá mạnh về du lịch Việt Nam. Thông điệp truyền thông quảng bá du lịch có thể thực hiện với tần suất dày đặc trên các mạng xã hội lớn. Đồng thời, thông qua các cơ quan ngoại giao tại mỗi nước, Chính phủ có thể tiến hành các chương trình xúc tiến du lịch trực tiếp tại nước đó và đưa ra các ưu đãi hấp dẫn để lôi cuốn du khách.
Mặt khác, hãy đơn giản hóa thủ tục visa và gia hạn visa, điều này sẽ giúp Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch quốc tế hơn và tỷ lệ khách quay lại nhiều hơn. Trong ngành du lịch (hospitality nói chung), làm sao cho du khách (khách hàng) quay lại là thành công. Nếu khách chỉ đến một lần và không quay lại thì cần đánh giá lại cách thức dịch vụ của mình.
- Là một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong vấn đề kêu gọi đầu tư, theo ông, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy đầu tư vào thị trường du lịch trong giai đoạn mới?
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã và đang đầu tư các cơ sở du lịch cao cấp hiện đại, rất mới so với các nước đi trước như Thái Lan và Malaysia. Như tôi chia sẻ bên trên, làm cho khách hài lòng và quay trở lại là ngành du lịch thành công. Nếu để khách đến một lần và không quay lại thì chúng ta cần phải xem lại phương pháp làm việc vì cho dù xây dựng cơ sở vật chất hiện đại đến đâu mà cách thức phục vụ (quy trình cơ bản là: từ khi khách xin visa, lên máy bay, xuống sân bay, di chuyển đến nơi lưu trú, thụ hưởng tại nơi lưu trú, ẩm thực, mua sắm) không đạt thì phải rà lại hết quy trình. Có thể tham khảo Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan để học tập phương pháp làm, vì sao du khách đi đến những quốc gia này, họ luôn muốn quay trở lại?
Để thu hút nguồn đầu tư mạnh mẽ vào ngành này, Chính phủ và doanh nghiệp chúng ta cần tập trung thật mạnh vào việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch đạt chuẩn quốc tế, đầu tư vào con người, để không còn nghe khách du lịch ta thán là có địa phương nọ xảy ra cảnh hàng rong xô bồ, chụp giật tranh khách.
Sản phẩm du lịch của chúng ta cũng khá đơn điệu. Trong quá trình đi du lịch, một nhu cầu rất quan trọng của du khách là mua sắm nhưng nhìn chung thì chỉ thấy một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ, địa phương nào cũng bày bán na ná nhau. Doanh nghiệp hãy đầu tư vào thiết kế sáng tạo sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm. Việt Nam chúng ta có rất nhiều hàng nông sản ngon nhưng không được thiết kế tốt thể lôi cuốn du khách. Tôi lấy ví dụ ở Nhật Bản, một hộp hai quả xoài Miyazaki được thiết kế rất sang trọng, có giá bán tới 2.000 USD mà rất hút khách.
Khi đầu tư đúng vào con người làm du lịch và thiết kế sáng tạo sản phẩm du lịch, mỗi khách du lịch không chỉ là người tiêu dùng mà còn là người giới thiệu sản phẩm Việt Nam đi nhiều địa phương nước trên thế giới, đặc biệt là hàng nông sản, giúp ngành nông nghiệp có một lượng khách hàng lớn và đều đặn.
Trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, ngành hàng không và khách sạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Doanh nghiệp Việt đang có chuỗi khách sạn tại Việt Nam cũng nên tranh thủ cơ hội để thâu tóm các khách sạn ngoài Việt Nam, trong khu vực ASEAN và tại Nhật Bản, Hàn Quốc để mở rộng thị trường kinh doanh của mình.
Ngành du lịch (ngành hospitality nói chung) đòi hỏi tính sáng tạo không ngừng, sáng tạo trong mọi khâu. Sáng tạo không gian thiết kế nơi lưu trú, sáng tạo thiết kế món ăn, sáng tạo sản phẩm du lịch, sáng tạo pha trộn các sản phẩm văn hóa, âm nhạc… Sự sáng tạo sẽ gây lôi cuốn du khách, để lại trong lòng du khách nỗi nhớ sau một chuyến đi. Và điều đó sẽ khiến cho khách quay lại, đó chính là sự thành công lớn của ngành!
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.