'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tham dự hội thảo về dự thảo “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai”, nhiều doanh nghiệp đã có phản biện khi đề cập đến quy định về phân lô bán nền được đưa ra trong dự thảo.
Cơ quan soạn thảo dự thảo này là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã mở rộng phạm vi các khu vực không được phép thực hiện dự án phân lô bán nền.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP. Invest cho rằng các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư dự án luôn gặp phải sự chồng chéo về luật pháp. Sự chồng chéo là điều không thể tránh khỏi, bởi tính ra có tới 14 luật chi phối lĩnh vực bất động sản.
“Là doanh nghiệp chúng tôi mong rằng các nghị định của Chính phủ sẽ tháo gỡ các rắc rối dần dần”, ông Hiệp nói.
Theo Chủ tịch GP. Invest, Nghị định 25 mới đây đã giúp doanh nghiệp tháo gỡ phần nào sự chồng chéo của Luật Đấu thầu về vấn đề giao đất. Thế nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang” khi xuất hiện thêm dự thảo về cấm phân lô bán nền, khiến các doanh nghiệp rất ngạc nhiên khi Luật Đất đai đang cần tháo gỡ bớt khó khăn nay lại làm chặt lại.
Ông Hiệp cho biết xét về nhiều góc độ, đất nền có hạ tầng là sản phẩm thương mại của bất động sản. Có đề xuất gì là việc của Bộ Xây dựng chứ không phải Bộ Tài nguyên và Môi trường với Luật Đất đai.
Chủ tịch GP. Invest bày tỏ rằng tình hình chung của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đều khó khăn về vốn, doanh nghiệp hầu hết là nhỏ.
“Một dự án nếu làm hạ tầng kỹ thuật, nộp tiền sử dụng đất đã là kinh phí rất lớn, cộng với nữa là cấm phân lô bán nền, đồng nghĩa với việc chúng ta phải ít nhất xây thô và hoàn thiện mặt bằng, tổng mức đầu tư phải tăng lên thêm 2,5 lần”, ông Hiệp phân tích.
Chủ tịch GP. Invest cũng cho rằng: “Nghị định này nếu có thì phải nói rằng chính chúng ta đang chặt tay chúng ta vì không có điều kiện để phát triển”.
Do đó, ông Hiệp kiến nghị Chính phủ cần quan tâm xem việc có nhất định phải đưa ra hình thức cấm phân lô bán nền trên diện rộng hay không.
Hơn thế nữa, ông Hiệp cũng cho rằng người mua rất quan tâm đến việc tích cóp để mua đất, sau đó mới xây nhà rồi mua đồ nội thất.
“Về pháp lý, về thực tế nguyện vọng của người mua và về nhu cầu của thị trường là đang diễn ra, nếu cấm là đi ngược chiều những vấn đề đã phân tích ở trên”, Chủ tịch GP. Invest nhìn nhận.
Còn ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc chia sẻ: "Chúng tôi luôn mong muốn có nhiều sản phẩm để bán, tuy nhiên, đánh giá về sự phát triển của thị trường, đặc biệt là ở các tỉnh thì có thể thấy có quá nhiều đất nền nhưng bỏ hoang, đó là sự xót xa".
Ông Quyết cho rằng có thể cơ quan nhà nước đang muốn ngăn chặn những trường hợp về phân lô bán nền sai phạm, để không lãng phí nguồn đất đai, song không thể can thiệp quá thô bạo vào cung cầu, nhu cầu của thị trường.
"Chúng ta không nên cấm hết mà cần có sự điều tiết của nhà nước. Cần trả lời được những câu hỏi trước khi đưa ra lệnh cấm: Phân lô bán nền là gì, tại sao phải phân lô bán nền? Tại sao cấm trong khi chúng ta chưa có đánh giá về nhu cầu thị trường", Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc nêu quan điểm.
TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội cho rằng phản ứng chính sách của Bộ Tài nguyên Môi trường là bình thường. Tuy nhiên, theo ông Tuyến, Bộ Tài nguyên và Môi trường khi ban hành chính sách cần phải đánh giá tác động cả tích cực và tiêu cực.
"Đất đai là vấn đề hết sức nhạy cảm. Một chính sách đưa ra thị trường bị dư luận phản ứng thì vô hình chung nó không có tác động tích cực. Bản chất hình thức phân lô bán nền không có lỗi, cả quốc tế và Việt Nam đều đang có nhu cầu này. Do đó, kể cả có cấm thì thị trường cũng sẽ phản ứng đi theo hình thức khác, bởi thực tế nhu cầu của thị trường là có, nhu cầu rất lớn", ông Tuyến phân tích.
Cũng theo ông Tuyến, phân lô bán nền là hình thức kêu gọi nguồn vốn vào thị trường bất động sản. Do đó, không nên cấm tuyệt đối mà nên có sự phân loại.
"Nếu dự án đúng quy hoạch thì sao phải cấm cực đoan. Hơn nữa, thể hiện tư duy hơi bất lực của cơ quan quản lý là không quản được thì cấm. Trước khi làm chính sách phải thử sự phản ứng của xã hội chứ không phải theo ý quản lý", ông Tuyến cho hay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.