Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
- Quảng Ngãi xác định phát triển du lịch biển, đảo trở thành loại hình du lịch chủ đạo, lấy Lý Sơn làm hạt nhân. Ông có thể cho biết, kế hoạch này triển khai đến đâu?
Ông Đặng Văn Minh: Để thực hiện nhiệm vụ này, thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Thứ nhất, tỉnh tập trung xây dựng quy hoạch du lịch, trong đó có du lịch biển, đảo trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới đây đã được Thủ tướng Chính phủ phê, là cơ sở quan trọng để tỉnh xây dựng các khu vực động lực phát triển du lịch trong thời gian đến.
Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung huy động, bố trí các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông tạo động lực mở đường cho du lịch phát triển và tích cực thu hút các nhà đầu tư lớn đầu tư vào các khu du lịch Lý Sơn, Mỹ Khê và dọc tuyến ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh. Đến nay, tỉnh đã thực hiện các thủ tục để thu hút một số dự án có quy mô lớn như: dự án Công viên Quảng trường biển kết hợp khu đô thị - dịch vụ sinh thái TP. Quảng Ngãi, dự án Khu đô thị sinh thái Coastal Quảng Ngãi, dự án Khu du lịch Mỹ Khê.
Thứ hai, địa phương tiếp tục khai thác, phát huy hiệu quả lợi thế tài nguyên du lịch, đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; quan tâm đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp, phát huy có hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa, công trình tôn giáo phục vụ phát triển du lịch; khuyến khích phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại các địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ du lịch.
Thứ ba, Quảng Ngãi đã xây dựng và triển khai chương trình định vị và phát triển thương hiệu du lịch Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với giá trị cốt lõi là du lịch biển đảo và văn hóa Sa Huỳnh; tập trung tổ chức các chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh, nhất là tại huyện đảo Lý Sơn.
Thứ tư, tỉnh tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Xét cho cùng, yếu tố con người vẫn giữ vai trò quyết định trong việc hoạch định và thực hiện các nhiệm vụ đạt kết quả. Do vậy, tỉnh luôn quan tâm tập trung chỉ đạo chính quyền các cấp nâng cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.
- Với quy hoạch mới này, xác định hạ tầng giao thông của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, thúc đẩy liên kết vùng. Vậy đến nay, hạ tầng giao thông được tỉnh đầu tư như thế nào để xứng tầm là đô thị du lịch biển, thưa ông?
Xác định giao thông là mạch máu phát triển, vì vậy trong những năm qua, Quảng Ngãi đã tập trung đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng giao thông, đặc biệt là các công trình quan trọng có tính kết nối, lan tỏa và tạo động lực lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh (giai đoạn I), đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, cầu và đường nối từ trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh đến huyện Tư Nghĩa (cầu Trà Khúc 3), đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong, đường Hoàng Sa, Trường Sa, cầu Cổ Lũy... tạo thành những trục giao thông liên hoàn, thuận lợi. Đồng thời, kết hợp với những tuyến đường đô thị do UBND các huyện, thị xã, thành phố đầu tư để tạo động lực thúc đẩy và phát triển các khu đô thị mới hướng biển và dọc theo tuyến ven biển.
Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng dùng chung mang tính kết nối vùng và liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung hỗ trợ và thực hiện các dự án giao thông quan trọng, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội như: đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01) đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (Bình Định), đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi, hoàn thiện tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, đảm bảo kết nối đồng bộ với quy hoạch đường bộ ven biển với các tỉnh lân cận (Quảng Nam, Bình Định) và quy hoạch tuyến đường bộ ven biển Việt Nam. Đặc biệt, tỉnh tiếp tục kiến nghị Trung ương sớm đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum và Quảng Nam - Quảng Ngãi nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
- Được biết, thời gian qua tỉnh đã ra nước ngoài để kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Ông có thể chia sẻ về những kết quả đạt được từ những chuyến đi ấy không?
Thu hút đầu tư là nhiệm vụ quan trọng được tỉnh luôn ưu tiên.Thời gian qua, thông qua các chuyến xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, tỉnh đã có cơ hội làm việc với các cơ quan xúc tiến đầu tư thương mại, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài. Qua đó, quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế, giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh, tạo tiền đề để kết nối hợp tác trong thời gian tới.
Đặc biệt, trong tháng 9/2023, tỉnh đã tổ chức chuyến xúc tiến đầu tư tại các quốc gia Bắc Âu là Đức, Đan Mạch. Địa phương đã làm việc với Tập đoàn Messer AG Đức - hiện đang đầu tư dự án Nhà máy sản xuất khí công nghiệp tại Quảng Ngãi. Qua trao đổi, Tập đoàn đánh giá cao về quy trình cấp phép đầu tư nhanh chóng đối với giai đoạn I của dự án và sẽ tiếp tục, nghiên cứu mở rộng đầu tư dự án tại Quảng Ngãi trong thời gian sớm nhất.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, tỉnh cũng đã mời gọi được Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Đan Mạch - là một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới về phát triển năng lượng tái tạo đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh. Đây là một cơ hội rất lớn để phát triển dự án điện gió trên bờ, ngoài khơi và năng lượng điện khác của tỉnh theo định hướng thu hút đầu tư mong muốn, hứa hẹn một tương lai không xa cho các dự án năng lượng xanh, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong sản xuất điện…
Hiện nay, Quảng Ngãi chủ trương thu hút các nhà đầu tư từ thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore và mở rộng xúc tiến thu hút đầu tư từ các nước có nền công nghiệp hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, các nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm, có tiềm lực kinh tế như Thụy Sĩ, Đan Mạch, Đức, Mỹ, Canada…
- Có thể thấy, các dự án đầu tư hiện nay trên địa bàn tỉnh được ông theo sát đôn đốc, “cầm tay chỉ việc” và quyết liệt tìm cách tháo gỡ. Việc làm này đã mang lại hiệu quả tích cực cho kinh tế địa phương, đồng thời cũng thể hiện qua phiếu tín nhiệm rất cao của ông trong kỳ họp HĐND tỉnh vừa qua. Ông nghĩ gì về việc này?
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh vừa qua đối với cá nhân tôi và lãnh đạo tỉnh là sự ghi nhận, tin tưởng của đại biểu HĐND tỉnh đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả đã đạt được trong chặng đường nửa nhiệm kỳ vừa qua.
Với bản thân tôi, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trong tất cả công việc thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao, không chỉ riêng việc thúc đẩy, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư. Tuy nhiên, nhận thấy được tầm quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong trung và dài hạn; bản thân tôi và các đồng chí lãnh đạo tỉnh luôn nỗ lực, trách nhiệm, kịp thời đôn đốc, “cầm tay chỉ việc”, tháo gỡ các “điểm nghẽn”, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án. Chúng tôi xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác chỉ đạo, điều hành. Qua đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được ổn định, phát triển, tạo việc làm ổn định cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế của địa phương.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới phương thức làm việc và cách thức chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc; tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp độ để kịp thời tiếp nhận. Đồng thời, xem xét, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, lao động, thuế, thủ tục hành chính... Tỉnh tiếp tục xây dựng hình ảnh một địa phương năng động, có môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.