Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Swire Coca-Cola Limited – thành viên của Swire Pacific Limited, đã đạt được thỏa thuận mua lại dây chuyền sản xuất của Coca-Cola ở Việt Nam và Campuchia. Thương vụ dự kiến có giá trị lên tới 1 tỷ USD.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính- VietnamFinance, luật sư Nguyễn Tiến Hoà, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng thương vụ Swire Coca-Cola Limited mua lại dây chuyền sản xuất Coca-Cola Việt Nam và Campuchia bản chất là M&A (mua bán – sáp nhập), do đó quá trình giao dịch giữa hai bên làm xuất hiện các loại thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Hai loại thuế này sẽ được điều chỉnh theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung 2013) và Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2016).
Cụ thể, ông Hoà cho hay, nghĩa vụ thuế đối với bên chuyển nhượng sẽ được quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập phát sinh từ hoạt động bán tài sản doanh nghiệp trong giao dịch mua tài sản M&A, được xác định là thu nhập khác chịu thuế suất 20% (kể từ năm 2016). Cụ thể, đối với việc bán tài sản là bất động sản thì chịu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; đối với việc bán tài sản là chuyển nhượng dự án đầu tư thì chịu thuế thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; đối với việc bán tài sản mà tài sản không phải là bất động sản thì chịu thuế thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản - tài sản này bao gồm cả các loại giấy tờ có giá khác; trường hợp bên bán bán lại toàn bộ doanh nghiệp thì thuộc trường hợp phát sinh thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn - thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn được xác định là thu nhập khác, cũng chịu mức thuế suất là 20%.
Về nghĩa vụ thuế với bên nhận chuyển nhượng, luật sư Hoà cho biết, theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng: bên nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tài sản như nhà xưởng, máy móc thì mức thuế suất là 10%; trường hợp doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, chứng khoán được giao dịch trên thị trường chứng khoán thì các giao dịch này được xếp vào giao dịch tài chính và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Ngoài ra, cũng theo ông Hoà, nghĩa vụ khai thuế, nộp thuế do bên chuyển nhượng hay bên nhận chuyển nhượng là hai bên có thể tự thỏa thuận trong hợp đồng, cơ quan thuế không can thiệp.
“Thương vụ chuyển nhượng Coca-Cola Việt Nam có giá trị ước tính lên tới hơn 1 tỷ USD. Do đó, số thuế dự kiến thu có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng”, Luật sư Nguyễn Tiến Hoà nhấn mạnh.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.