'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại các điểm bán lẻ, không khó để bắt gặp cảnh cùng lúc có vài ba nhân viên của các công ty tài chính khác nhau cùng túc trực, cạnh tranh chào mời khách hàng. Theo StoxPlus, thị trường tài chính tiêu dùng, với hình thức cho vay trả góp để mua xe hai bánh hay đồ gia dụng tại cửa hàng, đang trở nên bão hòa. Vì thế, để tiếp tục khai thác thêm "mỏ vàng" cho vay tiêu dùng ở Việt Nam, các công ty lần lượt tung chiêu mới.
Xu hướng chuyển dịch chủ đạo là từ cho vay trực tiếp ở cửa hàng sang trực tuyến, với các khoản vay tiền mặt có hoặc không có đảm bảo và phát hành thẻ tín dụng. Chuyên gia phân tích của StoxPlus cho rằng những sản phẩm này dự kiến sẽ tăng trưởng cao, thâm nhập vào phân khúc không có tài khoản ngân hàng và thu nhập thấp.
FE Credit, Home Credit, HD Sai Son, Mirae Asset, JACCS, MCredit, Mobivi, ACS là những công ty tài chính từ lâu đã có dịch vụ cho vay trả góp tại điểm bán. Đến năm 2017, 6 trong số này đã có dịch vụ cho vay tiền mặt không cần đảm bảo. Riêng cuộc chạy đua phát hành thẻ tín dụng là sự so kè của bộ 3: FE Credit, Home Credit và JACCS.
"Cho vay tiền mặt là một cách hiệu quả để thâm nhập vào 48% dân số là phân khúc thu nhập phổ thông và thấp. Quy mô của khoản vay không có bảo đảm thường là 1-10 triệu đồng và quay vòng trong 30 ngày, lên tới 70 triệu đồng trong 3 năm tùy theo lịch sử tín dụng", bà Dung Vũ, chuyên gia phân tích của StoxPlus cho biết.
Không chỉ các tổ chức tín dụng mà các công ty fintech cũng lao vào cung cấp các khoản vay tiền mặt có đảm bảo và không có đảm bảo, thông qua các kênh trực tuyến và di động.
Một vài ví dụ có thể kể đến như Doctor Dong, ATM Online và Cashwagon. Tăng trưởng lượng người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam chính là động lực. Thậm chí, vài đơn vị còn hứa hẹn rằng người vay không phải đích thân đến nộp hồ sơ vay hoặc nhận giải ngân.
Cùng với cho vay tiền mặt, phát hành thẻ tín dụng là mặt trận mới không kém kịch tính. Nó được thúc đẩy bởi sự thay đổi hành vi tiêu dùng, chuyển hướng sang các giao dịch không dùng tiền mặt và thương mại điện tử. Cơ sở hạ tầng phát triển, với mức tăng trưởng 10% lượng máy POS và ATM năm qua cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi.
Tính đến tháng 6/2018, ba công ty tài chính tiêu dùng đang cung cấp thẻ tín dụng bao gồm JACCS, FE Credit và Home Credit. Nhờ sự tăng trưởng mạnh của FE Credit, các sản phẩm thẻ tín dụng đã chiếm 2,8% thị phần thị trường vay tài chính tiêu dùng, chỉ sau hai năm giới thiệu.
Dư nợ cho vay thẻ tín dụng trong năm 2017 dao động từ 60 - 200 USD mỗi thẻ. Bà Dung Vũ cho rằng, điều này phản ánh nhu cầu lớn của các chủ thẻ về tiền cho những lần cần mua sắm ngay lập tức. Theo bà, ở thị trường như Việt Nam, với tầng lớp trung lưu phát triển, sức mua tăng thì thẻ tín dụng có nhiều đất để tăng trưởng.
Thế nhưng, dù ồ ạt phát hành thẻ tín dụng nhưng các công ty tài chính lại không có mạng lưới ATM. Thay vì đầu tư máy móc, các đơn vị này chấp nhận trả phí 2.200 đồng cho mỗi giao dịch mà chủ thẻ của họ thực hiện tại ATM của các ngân hàng có mạng lưới.
Do đó, mới đây, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) vừa có đề xuất tăng phí chia sẻ giao dịch rút tiền ATM với các giao dịch này. Các công ty tài chính không đầu tư máy có thể phải trả phí 8.800 đồng (đã gồm VAT) thay vì mức 2.200 đồng. Trong khi đó, mức phí chia sẻ giữa các tổ chức thành viên của NAPAS tham gia cả hai vai trò phát hành và thanh toán vẫn được giữ nguyên.
Theo NAPAS, việc chỉ tập trung phát hành thẻ mà chưa đầu tư nhiều vào phát triển mạng lưới ATM khiến cán cân thanh toán - phát hành đang có xu hướng mất cân bằng và các tổ chức thanh toán với mạng lưới ATM lớn sẽ phải chịu thêm gánh nặng phục vụ.
Trong báo cáo đưa ra giữa năm ngoái của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), ước tính quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đạt gần 600.000 tỷ đồng (khoảng 26 tỷ USD) trong năm 2016, chiếm gần 10% GDP. Dự báo, thị trường này sẽ tiến tới mốc một triệu tỷ đồng vào năm 2019, mức tăng trưởng bình quân 29% mỗi năm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.