Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
TS. Cấn Văn Lực cùng nhóm tác giả tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV trong báo cáo Đánh giá sơ bộ tác động của dịch nCoV đến kinh tế thế giới và Việt Nam mới công bố cho rằng, nguy cơ kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của dịch nCoV là tương đối cao bởi diễn biến nhanh, phức tạp của dịch bệnh này và Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc; và đặc biệt Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và du lịch hàng đầu của nước ta.
Trong đó, dịch nCoV được đánh giá là sẽ có tác động chính tới 8 lĩnh vực kinh tế chủ yếu của Việt Nam bao gồm dịch vụ y tế và nguồn nhân lực, du lịch - lữ hành - khách sạn, dịch vụ giao thông - vận tải, bán lẻ, ngoại thương, đầu tư, chuỗi sản xuất - cung ứng, và dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Nhóm Nghiên cứu đưa ra 3 kịch bản bao gồm cơ sở, tích cực và tiêu cực.
Thứ nhất, với kịch bản cơ sở, theo đánh giá của Nhóm Nghiên cứu, đây là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất. Do đó, các giải pháp, biện pháp ứng phó được xây dựng chủ yếu trên kịch bản cơ sở này.
Theo kịch bản này, dịch bệnh tiếp tục diễn biến như trong thời gian qua, nhưng được kiểm soát chặt, không để lây lan sang các vùng mới, nhưng số ca được phát hiện nhiễm nCoV tăng trong vùng đã có dịch hoặc có người nhiễm; các biện pháp ngăn chặn dịch được kéo dài cho tới khi thời tiết ấm lên, không còn là môi trường phù hợp cho sự phát triển của bệnh; các hoạt động thương mại, du lịch, đầu tư dần phục hồi từ nửa cuối quý II/2020.
Khi đó, tác động của dịch nCoV đối với các lĩnh vực và nền kinh tế Việt Nam được nhận định như sau:
Đối với lĩnh vực du lịch, lượng khách và doanh thu khách quốc tế dự báo sẽ giảm mạnh trong quý I (đến 90%), giảm ít hơn nhưng vẫn ở mức sâu trong quý II (70%), chủ yếu do sự sụt giảm mạnh của khách Trung Quốc và châu Á, song có thể phục hồi dần từ quý 3/2020 và bù đắp từ các nguồn khách khác.
Lượng khách và doanh thu khách quốc tế cả năm giảm khoảng 20-22% so với năm 2019. Theo đó, sự sụt giảm của lĩnh vực du lịch quốc tế khiến GDP của Việt Nam giảm 5,49 điểm % trong quý I, giảm 4,27 điểm % trong quý II so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 1,22 điểm % cả năm 2020.
Đối với lĩnh vực ngoại thương, trong quý I, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dự báo giảm 19-25% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, xuất khẩu giảm 19-20% và nhập khẩu giảm sâu hơn, khoảng 25% do sức cầu giảm nhẹ cũng như các tác động gián đoạn nêu trên); theo đó, cán cân thương mại thặng dư sẽ hỗ trợ GDP quý II tăng thêm 4,48 điểm % so với năm 2019.
Trong quý II, GDP tăng thêm 3,73 điểm % nhờ tác động từ cán cân thương mại tiếp tục thặng dư (với mức giảm xuất khẩu khoảng 15-16% và nhập khẩu giảm khoảng 20%).
Nửa cuối năm, dự báo xuất nhập khẩu sẽ phục hồi dần theo diễn biến tích cực của dịch bệnh. Tính chung cả năm, xuất khẩu giảm khoảng 10%, nhập khẩu giảm khoảng 11%, cân cân thương mại thặng dư, giúp GDP tăng thêm 0,58 điểm % so với năm 2019...v.v.
Đối với lĩnh vực bán lẻ (tiêu dùng cá nhân), trong quý I, dự kiến sẽ có những tác động nhất định do tâm lý e ngại về dịch nCoV cũng như việc các hoạt động văn hóa - xã hội, du lịch, lễ hội bị hạn chế, song do việc dịch vẫn đang được kiểm soát tốt, mọi hoạt động kinh tế-xã hội chưa bị ảnh hưởng quá lớn (chưa dẫn tới thay đổi thói quen tiêu dùng), do vậy mức giảm của lĩnh vực này sẽ không đáng kể (chỉ khoảng 1%), khiến GDP giảm 0,13 điểm % .
Trong quý II, dịch bệnh vẫn được kiểm soát tốt dù việc có thể chưa sản xuất được vaccine hoặc thuốc điều trị, đồng thời bệnh không lây lan rộng hơn tại Việt Nam, các biện pháp phòng ngừa dịch vẫn được áp dụng song có nới lỏng dần và lĩnh vực này có mức giảm nhẹ 0,5%, làm GDP giảm 0,07 điểm %.
Dự báo, nửa cuối năm, các điều kiện thời tiết thay đổi, vaccine và thuốc điều trị sẽ sớm được sản xuất, dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn; từ đó, góp phần giúp cho lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng hồi phục dần, cả năm giảm nhẹ 0,5% và khiến GDP giảm 0,07 điểm %.
Lĩnh vực giao thông - vận tải, là hoạt động hỗ trợ ngành du lịch, với trọng tâm là vận tải hàng không. Với đà giảm của du lịch cùng với tâm lý ngại di chuyển và tụ tập động người, dự báo ngành vận tải hàng không sẽ giảm khá mạnh (khoảng 30%) trong quý I so với cùng kỳ năm 2019, khiến GDP giảm 0,03 điểm %.
Trong quý II, vận tải hàng không vẫn còn nhiều khó khăn và giảm khoảng 25%, khiến GDP giảm 0,025 điểm %. Nửa cuối năm, dự báo ngành này sẽ phục hồi; nhưng tính chung cả năm 2020, vận tải hàng không có thể vẫn giảm khoảng 20% và khiến GDP giảm 0,02 điểm %.
Đối với lĩnh vực tài chính-ngân hàng, trong quý I, dịch nCoV làm giảm nhu cầu tiêu dùng, giảm giao dịch ngoại thương, hoạt động sản xuất – kinh doanh của một số doanh nghiệp và hộ gia đình (nhất là trong các lĩnh vực nêu trên) bị suy giảm,... từ đó làm giảm các hoạt động, giao dịch tài chính-ngân hàng (khoảng 1%) và khiến GDP giảm 0,05 điểm %.
Từ quý II đến cuối năm, các tác động từ dịch nCoV với lĩnh vực này sẽ tăng dần (do có độ trễ), khiến GDP giảm 0,08 điểm % trong quý II và GDP giảm 0,11 điểm % cả năm.
“Với kịch bản cơ sở này, GDP năm 2020 Việt Nam giảm khoảng 0,83 điểm %; trong đó, GDP quý I giảm 1,23 điểm % và GDP quý II giảm 0,71 điểm %”, báo cáo cho hay.
Thứ hai, với kịch bản tích cực, dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, không lây lan rộng, các biện pháp quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh (như đóng cửa khẩu, hạn chế du lịch, thương mại,...) sớm được gỡ bỏ và các hoạt động trở lại bình thường từ đầu quý II/2020.
Tương tự như đánh giá tại kịch bản cơ sở, dịch bệnh nCoV dự báo sẽ khiến du lịch quốc tế giảm đến 90% trong quý I, giảm 50% quý II và cả năm giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2019; xuất khẩu quý I giảm 19-20%, quý II giảm 12-13% và cả năm giảm 7%; tiêu dùng cá nhân quý I giảm 1%, quý II giảm 0,5% và cả năm giảm nhẹ 0,1%.
Trong khi đó, dịch vụ vận tải hàng không quý I giảm 25%, quý II giảm 15% và cả năm giảm 15%; và dịch vụ tài chính-ngân hàng-bảo hiểm quý I và quý II giảm nhẹ 1%, cả năm giảm 0,5%.
Với diễn biến như vậy, Nhóm Nghiên cứu nhận định GDP Việt Nam quý I có thể giảm khoảng 1,22 điểm %; GDP quý II giảm 0,39 điểm %, và GDP cả năm giảm khoảng 0,32 điểm %.
Thứ ba, với kịch bản tiêu cực, dịch bệnh bùng phát, lây lan mạnh thành đại dịch toàn cầu cũng như tại Việt Nam, các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh không có hiệu quả, dẫn đến hệ lụy rất xấu, thậm chí làm kiệt quệ ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nước ta.
Theo đó, dịch bệnh nCoV dự báo sẽ khiến du lịch quốc tế giảm đến 90% trong quý I, giảm 70% quý II và cả năm giảm khoảng 55% so với cùng kỳ năm 2019; xuất khẩu quý I giảm 20-25%, quý II giảm 20% và cả năm giảm 21-23,5%; tiêu dùng cá nhân quý I giảm 1%, quý II giảm 0,5% và cả năm giảm mạnh 5%.
Trong khi đó, dịch vụ vận tải hàng không quý I giảm 40%, quý II giảm 30% và cả năm giảm 30%; và dịch vụ tài chính-ngân hàng-bảo hiểm quý I và quý II giảm nhẹ 1% và 1,5%, cả năm giảm 0,5%. Theo kịch bản này, do dịch bệnh, GDP quý I có thể giảm 1,24 điểm %, GDP quý II giảm 1,46 điểm % và GDP cả năm giảm khoảng 2,71 điểm %.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.