Hàng loạt chính sách có hiệu lực, kinh doanh bảo hiểm vào 'thời mới'

Xuân Thạch - 12/08/2024 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Ngành bảo hiểm đã vượt qua năm 2023 được cho là khó khăn nhất từ trước đến nay khi lần đầu tiên tăng trưởng âm trong hơn 20 qua. Nửa đầu 2024, các DN bảo hiểm vẫn chưa thoát hỏi đà suy giảm, tuy nhiên với hàng loạt chính sách mới từ cơ quan quản lý nhà nước, dự kiến tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2024 sẽ khả quan.

Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực

Luật các Tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024, có quy định tại khoản 5, điều 15 về việc cấm gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Chính sách này sẽ giúp lấy lại niềm tin từ mảng Bancasurance, đây là kênh được cho đã xảy ra nhiều sai phạm trong những năm vừa qua.

Quy định này đã thể hiện được sự quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người vay trong trường hợp ngân hàng bắt buộc mua các khoản bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay, các dịch vụ khác của ngân hàng.

Các chính sách mới của cơ quan quản lý nhà nước siết việc bán bảo hiểm của ngân hàng

Theo Giám đốc chi nhánh một NHTM tại Hà Nội, hiện nay việc tư vấn bảo hiểm qua ngân hàng đã được các Tổ chức tín dụng và Bộ Tài chính siết chặt theo Luật mới, không có việc gắn kèm bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, ví dụ BHNT. Còn các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm xe, bảo hiểm cháy nổ thì vẫn phải mua khi giải ngân khoản vay, nhưng đã được nhân viên công ty bảo hiểm tư vấn cặn kẽ, đồng thời có thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng.

“Khách hàng được tư vấn tường minh và sẽ là người lựa chọn cuối cùng, và đảm bảo rằng khách hàng biết được nội dung tư vấn là hợp đồng bảo hiểm, chứ không còn tình trạng mập mờ như trước đây” vị Giám đốc này nhấn mạnh.

Trước đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, áp dụng từ 01/01/2023 với nhiều điểm mới, kèm theo thông tư số 67/2023 hướng dẫn một số điều của Luật này. Cụ thể, việc có nhiều quy định mới sát với thực tiễn trong việc bảo vệ quyền lợi khách hàng và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, nâng cao yêu cầu quản lý nhà nước, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam; thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin quản lý, giám sát cùng với Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Theo kết quả khảo sát các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm của Vietnam Report, những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt hiện nay bao gồm khủng hoảng niềm tin của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm 2023, người tiêu dùng chưa thực sự hiểu rõ về các chính sách bảo hiểm, phát hiện nhiều sai phạm khi cung ứng bảo hiểm qua kênh bancassurance, nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm…

Những thách thức này, đặc biệt là kênh bancasurance dự báo vẫn sẽ còn ảnh hưởng lớn đến ngành trong năm 2024, khi mà uy tín thương hiệu của các DNBH bị giảm sút nghiêm trọng, khách hàng mất niềm tin và có sự thận trọng hơn trong việc tham gia các sản phẩm bảo hiểm.

Do vậy, hàng loạt chính sách mới của cơ quan quản lý nhà nước được ban hành nhằm mục tiêu chấn chỉnh, quản lý, giám sát chặt chẽ và thúc đẩy phát triển bền vững thị trường được cho là “nhạy cảm” này.

Cơ hội phục hồi từ chính sách mới

Trao đổi với VietnamFinance, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW cho biết, sau tác động tiêu cực từ những khó khăn, thách thức mà kinh tế vĩ mô toàn cầu và trong nước đang phải đối mặt trong năm 2023, thì ngành bảo hiểm đang đứng trước những cơ hội và triển vọng phục hồi tăng trưởng trong năm 2024 và thời gian tới.

Theo ông Hà, việc triển khai hàng loạt chính sách của Chính phủ về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế và việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm; đặc biệt, sự ra đời của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023) đi kèm với đó là các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và sự nỗ lực của các doanh nghiệp mà ngành bảo hiểm đã có những bước tiến đáng kể.

Chính sách bảo hiểm mới được ban hành đã có những thay đổi cơ bản thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, ổn định và bền vững, đảm bảo tối đa quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, từ đó góp phần làm tăng niềm tin của khách hàng vào các sản phẩm bảo hiểm, cải thiện môi trường kinh doanh.

“Khi khách hàng cảm thấy quyền lợi của mình được bảo vệ, họ sẽ tin tưởng hơn vào các sản phẩm bảo hiểm hơn”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà nhấn mạnh.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Kế đến, các quy định mới đã giúp thắt chặt quản lý, nâng cao tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của khách hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro hủy hợp đồng và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của thị trường. Việc cải cách quy định cũng giúp các công ty bảo hiểm hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Nhờ đó mà có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã ghi nhận lợi nhuận, bất chấp sự suy giảm doanh thu từ phí bảo hiểm khai thác mới. Điều này chứng tỏ rằng, với chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể vượt qua thách thức và tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả.

Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với các tổ chức, cá nhân, triển khai các chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm. Điều này cũng đã góp phần kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo hiểm của người dân.

Cuối cùng, chính sách nhà nước cũng đã thúc đẩy đầu tư và áp dụng công nghệ mới trong ngành bảo hiểm, giúp cải thiện hiệu quả và chất lượng dịch vụ. Cụ thể, Theo Thông tư số 67/2023/TT-BTC ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Bộ Tài chính là quy định chi tiết về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, điều kiện tham gia bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm, giúp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trở nên minh bạch, hiệu quả và an toàn hơn.

Bên cạnh đó, thông tư còn thúc đẩy việc áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, như việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên internet, triển khai các dịch vụ số hóa, giúp rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.

“Những chính sách mới của nhà nước đã tạo ra nhiều cơ hội để ngành bảo hiểm sớm phục hồi thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2024 và những năm tiếp theo”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà khẳng định.

Vượt qua đáy, bảo hiểm sớm trở lại 'đường ray' tăng trưởng

Vượt qua đáy, bảo hiểm sớm trở lại 'đường ray' tăng trưởng

Tài chính tiêu dùng
(VNF) - 2023 đánh dấu một năm sóng gió và “khó quên” đối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), cũng như những người làm nghề bảo hiểm khi phải chịu tác động kép gây ra cuộc khủng hoảng kéo dài đến nay. Tuy nhiên, nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, tăng trưởng ngành bảo hiểm sẽ sớm trở lại “đường ray”
Cùng chuyên mục
Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

(VNF) - Trưa nay, tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

(VNF) - Theo công ty nghiên cứu Ned Davis Research (NDR), dù ứng cử viên nào chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay thì thị trường chứng khoán cũng sẽ tăng trưởng vào năm 2025.

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

(VNF) - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng, tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng khoảng 20,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

(VNF) - Trước những tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường trên thế giới về phát triển bền vững, khiến các DN Việt Nam phải quan tâm tìm hiểu và tiến tới thực thành ESG. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này còn nhiều rào cản và dường như DN đang chưa biết phải “xuất phát” ra sao

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.