'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như đã thông tin, ngày 24/9, Bộ GTVT bất ngờ phát đi thông báo về quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Theo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, có 4 dự án không có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 2 dự án có duy nhất 1 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 1 dự án có từ 2 nhà đầu tư và 1 dự án có 3 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển. Như vậy, số lượng nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển không nhiều, tính cạnh tranh không cao.
Xem thêm >>> Nhà thầu Trung Quốc 'hết cửa' vào cao tốc Bắc - Nam
Trao đổi với VietnamFinance về nội dung này, TS Nguyễn Xuân Thủy đánh giá đây là một quyết định sáng suốt của Bộ GTVT.
Theo ông Thủy, với một dự án trọng điểm của quốc gia như cao tốc Bắc - Nam thì chúng ta nên dành ưu tiên cho các nhà thầu Việt Nam. Bên cạnh đó, việc đóng cửa đấu thầu quốc tế trong bối cảnh có rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm dự án sẽ giúp loại bỏ nguy cơ lặp lại một dự án tương tự như đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
TS Nguyễn Xuân Thủy đánh giá việc có ít nhà đầu tư quốc tế quan tâm và tham gia đấu thầu dự án cao tốc Bắc - Nam có thể là do các họ chưa đủ điều kiện tham gia hoặc lo sợ khó khăn về các vấn đề thủ tục, vốn, lãi suất... hoặc cũng có thể do dự án chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
"Đường của ta thì ta làm, điều này vừa giúp đảm bảo chất lượng, đảm bảo điều kiện kinh tế, thậm chí còn có thể giảm bớt được chi phí. Do đó, việc ưu tiên đóng cửa đấu thầu quốc tế và ưu tiên nhà thầu trong nước là hoàn toàn đúng đắn", TS Nguyễn Xuân Thủy nói.
Tuy vậy, ông Thủy cũng cho rằng các nhà thầu trong nước sẽ gặp không ít khó khăn về mặt tài chính và kinh nghiệm khi triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt phải liên kết, phối hợp với nhau để giải quyết các bài toàn khó khi thực hiện dự án.
Đánh giá về khả năng của các nhà đầu tư trong nước, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm được như Tổng công ty Sông Đà, các Cienco (các tổng công ty xây dựng công trình giao thông), Tổng công ty Thăng Long, Tổng công ty Trường Sơn... Đây đều là những doanh nghiệp có đủ thiết bị, công nghệ và đặc biệt là có kinh nghiệm trong việc thực hiện các công trình lớn.
"Các tập đoàn kinh tế lớn như Vingroup, Sun Group, T&T... có thể liên danh với các doanh nghiệp nêu trên thì sẽ giúp chúng ta vừa có đủ nguồn lực tài chính, lại vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn về kinh nghiệm để có thể hoàn thành tốt dự án cao tốc Bắc - Nam", ông Thủy hiến kế.
8 dự án xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 theo hình đối tác công tư (PPP) gồm: Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Đồng Nai. Dự kiến tổng mức đầu tư 8 dự án này 104.070 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nhà nước 40.360 tỷ đồng dành cho giải phóng mặt bằng, tái định cư. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.