Nhà ở, xưởng sản xuất và tài sản… hư hại do bão lũ được bảo hiểm thế nào?
(VNF) - Cơn bão Yagi (bão số 3) và sau đó là mưa lũ đã phá hỏng rất nhiều nhà cửa, nhà xưởng, tàu thuyền, tàn sản của người dân. Các chuyên gia khuyến nghị, chủ tài sản cần xem kỹ lại hợp đồng mình tham gia để nhanh chóng được bồi thường quyền lợi
- Bảo hiểm chi ngay hàng trăm tỷ bồi thường tổn thất do bão Yagi 10/09/2024 08:45
Xem kỹ lại điều khoản hợp đồng và loại hình bảo hiểm
Theo một vị đại diện kinh doanh của DNBH top 5 trong mảng phi nhân thọ, phụ trách mảng bảo hiểm Tài sản kỹ thuật, cơn bão số 3 (Yagi) quét qua Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận đã gây ra hậu quả nặng nề, đặc biệt là thiệt hại về người và tài sản.
Các DNBH cũng đang tích cực thống kê thiệt hại, hướng dẫn người tham gia gia bảo hiểm các thủ tục bồi thường, ước tính sẽ phải chi vài ngàn tỷ đồng để chi trả.
Mới đây nhất, chỉ riêng bảo hiểm PVI thống kê sơ bộ tính đến ngày 9/9/2024 đã ghi nhận 210 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, ước số tiền bồi thường là 320 tỷ đồng (chưa kể tổn thất về bảo hiểm xe cơ giới và con người).
Bảo hiểm PTI cho biết, tính đến 18h ngày 9/9, Công ty đã ghi nhận 65 vụ tổn thất về tài sản - kỹ thuật - hàng hải; 273 vụ tổn thất về xe cơ giới; nghiệp vụ bảo hiểm con người hiện chưa ghi nhận trường hợp mất tích hoặc tử vong. Ước tính số tiền bồi thường ko dưới 150 tỷ đồng. Các vụ tổn thất do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, lũ lụt đang tiếp tục được cập nhật.
Cũng theo vị này, thường các chủ tài sản của nhà xưởng, nhà tư nhân (chung cư, nhà phố)…có tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật, có 2 trường hợp xảy ra.
Thứ nhất, nếu chỉ tham gia quyền lợi cháy nổ, không có mở rộng thêm các rủi ro về thiên tai, bão lũ thì sẽ không được chi trả theo đúng điều khoản.
Trường hợp thứ 2, theo yêu cầu của khách hàng và trong thoả thuận của 2 bên (Người mua và DNBH) có mở rộng thêm các rủi ro về thiên tai, bão lũ
“Thị trường hiện nay đa phần các khách hàng đều lựa chọn mở rộng thêm các quyền lợi, khá ít lựa chọn chỉ mua bảo hiểm cháy nổ”, vị này nhấn mạnh.
Với bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có biểu phí của Bộ Tài chính ban hành theo nghị định 67/2023, sau khi DNBH đánh giá rủi ro, thì ngoài rủi ro cháy nổ nếu khách hàng yêu cầu thêm rủi ro khác như giông, bão, lũ lụt…thì có thể bổ sung.
Do đó, khả năng được chi trả hay không tuỳ thuộc vào điều khoản hợp đồng khi giao kết hợp đồng với DNBH. Nếu có mở rộng quyền lợi thì hoàn toàn có thể được chi trả sau khi hoàn thiện thủ tục với DNBH.
“Chủ tài sản có tham gia bảo hiểm cháy nổ, hãy xem lại hợp đồng của mình, tham khảo ý kiến của nhân viên kinh doanh phía DNBH để được hướng dẫn hưởng quyền lợi của mình”, vị này khuyến nghị.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, hiện nay các hãng bảo hiểm phi nhân thọ đều có các sản phẩm bảo hiểm tài sản như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm mọi rủi ro, bảo hiểm hàng hoá…Ví dụ như một sản phẩm bảo hiểm Nhà tư nhân của Bảo Việt, phạm vi bảo hiểm sẽ gồm những trường hợp: Cháy (bao gồm cả sét đánh), Nổ và các quyền lợi mở rộng thêm như giông, bão, lũ lụt….
Trao đổi với VietnamFinance, ông Trần Nguyên Đán, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội Luật gia Việt Nam cho biết, chủ tài sản cần xem lại hợp đồng bảo hiểm của mình tham gia là loại nào, nếu là bảo hiểm cháy nổ thì cần xem xét kỹ lại điều khoản. Còn với những khách hàng tham gia bảo hiểm cho mọi rủi ro, bảo hiểm nhà tư nhân, đa phần trong điều khoản của các DBNH cung cấp, đều có chia trả cho trường hợp thiệt hại bão lũ, thiên tai.
“Với tàu thuyền bị thiệt hại, có 2 loại bảo hiểm là thân tàu và TNDS của chủ tàu. Khách hàng hãy xem lại hợp đồng của mình là loại nào để được hướng dẫn bồi thường đúng quy định”, ông Đán nói thêm.
Thủ tục bồi thường như thế nào?
Ghi nhận của VietnamFinance, hiện nay các hãng bảo hiểm như PVI, MIC, PTI, Bảo Việt… đều đã cử giám định viên trực tiếp xuống các địa phương bị thiệt hại nặng do bão số 3, thống kê các thiệt hại cùng khách hàng để hướng dẫn bồi thường.
Để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của người tham gia, phía DNBH khuyến nghị khách hàng thực hiện các bước cơ bản sau.
Đầu tiên, nhanh chóng liên hệ với DNBH thông qua tổng đài hoặc các đại lý, tư vấn viên phục vụ để thông báo về thiệt hại. Nếu giám định viên không thể xuống hiện trường ngay, hãy hỏi rõ nhân viên tổng đài để được hướng dẫn cách ghi nhận lại những thiệt hại (đối với vật chất xe ô tô).
Thứ hai, chuẩn bị tài liệu liên quan đến thiệt hại tài sản như hình ảnh, video hiện trường, hình ảnh tổn thất, các biên bản xác định thiệt hại (nếu có), và các giấy tờ khác hỗ trợ quá trình xác minh tổn thất.
Thứ ba, phối hợp với chuyên viên giám định. Hiện đội ngũ giám định viên chuyên nghiệp của các DNBH đã xuống hiện trường để ghi nhận thiệt hại và hướng dẫn các thủ tục bồi thường.
Ngoài ra, khách hàng có thể truy cập website chính thức của các công ty bảo hiểm để xem chi tiết quy trình bồi thường hoặc liên hệ với NVKD của hãng để được hướng dẫn.
Thời hạn nộp hồ sơ bồi thường, trả tiền bảo hiểm như thế nào?
Cụ thể, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2023 có quy định thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
Còn với thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì DNBH phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường.
Bảo hiểm tạm ứng, bồi thường ngay cho các thiệt hại do bão Yagi
- Lợi nhuận DN bảo hiểm: Khi 'đàn em' tăng tốc 10/09/2024 07:00
- Vay mua nhà kèm bảo hiểm khoản vay: Căn hộ hư hại vì bão Yagi có được bồi thường? 09/09/2024 01:30
- Ô tô bị đè nát trong bão YAGI được bảo hiểm bồi thường thế nào? 08/09/2024 12:00
Cảnh đìu hiu ở Chợ trung tâm Móng Cái chuyên bán hàng Trung Quốc
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone