Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Mới đây, CIEM đã tổ chức một hội thảo về mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp 4.0.
Báo cáo của CIEM cho hay dự thảo chiến lược quốc gia về công nghiệp 4.0 đã quy định trọng trách của doanh nghiệp nhà nước như sau: “Các doanh nghiệp nhà nước chủ động, tích cực thực hiện các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ 4.0, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, làm hình mẫu cho các doanh nghiệp khác noi theo”.
Tuy nhiên, theo CIEM, doanh nghiệp nhà nước đang gặp khá nhiều thách thức như: năng lực công nghệ thấp hơn so với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn trên thế giới; quản trị doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hiện đại; thiếu lao động trình độ cao và thách thức chuyển đổi – đa phần doanh nghiệp nhà nước vẫn dựa vào vị thế độc quyền và khai thác tài nguyên.
CIEM cũng chỉ ra một loạt bất lợi về chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Một là thiếu văn bản pháp lý, chính sách, chiến lược khoa học công nghệ đặt ra mục tiêu cụ thể, định lượng cho doanh nghiệp nhà nước; mới chỉ ràng buộc cứng duy nhất đối với các doanh nghiệp nhà nước là lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ (trích 3%-10% của thu nhập tính thuế).
Hai là doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự được coi là một đối tượng quan trọng trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chính sách chung về khoa học công nghệ.
Ba là chưa có quy định, chính sách ràng buộc hợp tác, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước – doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Bốn là thiếu cơ chế tài chính phù hợp để thực hiện đầu tư, phát triển. Năm là thiếu các giải pháp cụ thể để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo hướng thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ.
Chỉ tính riêng việc số hóa, CIEM đã chỉ ra 6 thách thức đối với doanh nghiệp nhà nước, gồm: hạn chế khả năng số hóa, cá nhân hóa các sản phẩm, dịch vụ; chưa có cách tiếp cận hệ thống để biến dữ liệu thành giá trị; thiếu khả năng đặt giá linh hoạt theo khách hàng; thiếu trầm trọng các tài năng về IT; nguồn lực để thúc đẩy CN 4.0 hạn chế; thiếu hợp tác với bên ngoài.
Theo ông Phan Đức Hiếu, doanh nghiệp nhà nước chịu bất lợi về thể chế so với các doanh nghiệp khác. Ví dụ về đổi mới sáng tạo, đây là việc có rủi ro cao và doanh nghiệp nhà nước rất khó thực hiện hoạt động đầu tư.
“Đầu tư thì phải chi tiền, trong khi hiệu quả chưa rõ, có thể thành công, cũng có thể không thành công, hoặc thành công ở một tương lai rất xa. Vậy khi phải tuân thủ nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, các doanh nghiệp nhà nước không thể mạo hiểm để làm. Ngoài ra về nguồn lực, doanh nghiệp nhà nước không có cơ chế tài chính tốt để thu hút được nhân sự giỏi”, ông Hiếu phân tích.
Phó viện trưởng CIEM cho rằng đến nay, các doanh nghiệp nhà nước đã nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhưng từ nhận thức đến hành động và động cơ để hành động thì doanh nghiệp nhà nước, so với tư nhân, bị hạn chế hơn.
“Vì thế, dù có nhận thức được thì cũng khó làm, mà ngay cả khi làm, chi phí cũng lơn hơn, khó khăn hơn”, ông Hiếu nói và khẳng định “Doanh nghiệp nhà nước không thể làm động lực cho cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam”.
Bình luận về cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, ông Hiếu dẫn một báo cáo của PwC cho hay có hơn 70% doanh nghiệp vẫn đang mù mờ về vấn đề này.
Ông nói: “30% doanh nghiệp trả lời rằng đã từng nghe nói về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; 29% doanh nghiệp cho rằng hiểu khái niệm nhưng không rõ gì về tác động; 27% doanh nghiệp cho rằng có hiểu về khái niệm và chỉ có 14% doanh nghiệp trả lời hiểu đầy đủ về 4.0”.
“Tất cả hội thảo tôi tham dự về 4.0, tôi luôn hỏi mọi người một câu là ai đã chủ động tìm kiếm tài liệu, tham vấn chuyên gia để học về 4.0, xem 4.0 tác động đến doanh nghiệp mình thế nào. Tôi chưa thấy một cánh tay nào cả”, ông Hiếu cho hay.
Vị Phó viện trưởng của CIEM bình luận: “Tôi nhớ đến phong trào cách đây 15 năm, khi ta nói đến kinh tế tri thức, cũng rất mạnh, nhiều thảo luận. Thê rồi kinh tế tri thức đi qua và giờ ta lại nói về 4.0
“Một số nước, Nhật Bản chẳng hạn, người ta bắt đầu nói về cách mạng công nghiệp 5.0, kinh tế tuần hoàn rồi. Tôi tin rằng nếu chúng ta cứ đà này, không có giải pháp tích cực, thì ta sẽ chuẩn bị nói về 5.0 và kinh tế tuần hoàn, và sẽ lãng quên 4.0 với đầy câu hỏi còn bỏ ngỏ”.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.