'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như VietnamFinance đã thông tin, mới đây, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo “Nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác”.
Theo dự thảo, chính phủ sẽ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 100 người.
Trao đổi với VietnamFinance về dự thảo này, PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng Bộ môn kinh tế vĩ mô, Trường đại học Kinh tế Quốc dân – cho hay về bản chất, thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có thu nhập (tức có lãi). Chính phủ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì chỉ doanh nghiệp có lãi mới được hưởng.
“Nếu ngân sách dồi dào thì chính phủ hỗ trợ ai cũng được, nhưng ngân sách đang thâm hụt, năm nay còn thâm hụt nhiều hơn, thì phải đặt câu hỏi: nên hỗ trợ cho ai? Tôi nghĩ ưu đãi cho những doanh nghiệp có lãi thì chính sách ấy chẳng giải quyết được gì cả.
“Bởi vì doanh nghiệp lỗ thì chính phủ có ưu đãi họ cũng chẳng được hưởng, lỗ thì có phải nộp thuế thu nhập đâu. Năm nay, nhiều doanh nghiệp sẽ thua lỗ, chính phủ ưu đãi thế thì hóa ra ưu đãi cho doanh nghiệp khỏe, còn đa số thua lỗ thì không được hưởng lợi gì. Tôi nghĩ chính sách ấy không cần thiết mà nhìn từ góc độ đối tượng được hưởng hỗ trợ thì có sự bất bình đẳng”, ông Thế Anh nói.
Ông Thế Anh cho rằng chính sách ưu đãi không nên căn cứ vào thu nhập mà nên nhìn vào chi phí của doanh nghiệp, xét xem các doanh nghiệp vì sao thua lỗ.
“Ví dụ một doanh nghiệp xuất khẩu ngừng hoạt động, nhưng vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng, chi phí lãi vay hay các chi phí cố định khác… thì chính phủ hỗ trợ dựa trên những chi phí đó, như vậy sẽ phù hợp hơn”, ông Thế Anh nêu quan điểm.
Bình luận về “sáng kiến” của một đại biểu Quốc hội - muốn tăng nợ công trong giai đoạn này để thúc đẩy tăng trưởng – ông Thế Anh cho rằng ý tưởng này sẽ không giải quyết được vấn đề gì.
“Lịch sử cho thấy những dự án đầu tư công của Việt Nam thường không mấy hiệu quả. Nếu chính phủ muốn gia tăng đầu tư công thì quan điểm của tôi là nên kích thích ở những dự án cơ sở hạ tầng lớn, ở tầm quốc gia, chứ không phải phân bổ chi đầu tư về địa phương. Bởi phân bố về địa phương thì một là sẽ có thất thoát, hai là người ta có thể nghĩ ra những dự án không cần thiết, ví dụ xây tượng đài, quảng trường hay mua máy móc thiết bị. Cứ phân bổ về địa phương là xảy ra hiện tượng đấy”, ông Thế Anh nhận xét.
Theo ông, ngân sách nhà nước hiện không có nhiều, nếu không muốn nói là rất hạn hẹp, vì thế việc đầu tư công chỉ nên tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia, có kế hoạch và được giám sát chặt.
Mặt khác, theo ông Thế Anh, việc thúc đẩy đầu tư công để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng chỉ là biện pháp trong ngắn hạn chứ không thể kéo dài. Việc tăng vay nợ để tài trợ cho đầu tư công cũng để lại rủi ro lớn cho nền kinh tế trong tương lai.
“Đừng quên, chính phủ vay thì phải trả. Nợ công trong những năm qua có giảm, nhưng điều đó là do chính phủ điều chỉnh GDP và do giải ngân đầu tư chậm. Hơn nữa, dù tỷ lệ nợ công/GDP giảm nhưng nghĩa vụ trả nợ hàng năm rất nặng, nhất là mấy năm tới”, ông Thế Anh phân tích.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.