Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Một trong những vấn đề được đưa ra trong buổi thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần đây là gói hỗ trợ lãi suất với quy mô trên 2.000 tỷ đồng, tương đương có thể huy động đến 60.000 tỷ đồng cho nền kinh tế.
Tại cuộc đối thoại chuyên đề: “Gói hỗ trợ lãi suất: Vốn phải đến đúng đích” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy tổ chức mới đây, theo cập nhật mới nhất của các khách mời thì quy mô của gói hỗ trợ này có thể lên đến khoảng 3.000 tỷ đồng, tương đương quy mô dư nợ khoảng 100.000 tỷ đồng.
Đánh giá về quy mô gói hỗ trợ, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển kinh doanh cho rằng quy mô như vậy là nhỏ và chưa đủ để tạo ra sức bật giúp nền kinh tế phục hồi rõ nét. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng việc đưa ra một gói hỗ trợ lớn hơn có thể tạo ra rắc rối cho ngân sách nhà nước.
Về vấn đề xây dựng gói hỗ trợ, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng cần phải điều chỉnh lại nguyên tắc, điều kiện tiếp cận vốn, xác định đối tượng cơ cấu nợ.
Trong đó, về việc phân bổ gói hỗ trợ, theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, việc hỗ trợ là bình đẳng đối với các doanh nghiệp. Các ngành bị ảnh hưởng nặng nề và rõ rệt trong đại dịch Covid-19 là hàng không, du lịch, dịch vụ, khách sạn nhà hàng. Tuy nhiên, những doanh nghiệp khác như các chuỗi cung ứng, khu công nghiệp, ngành lương thực, thực phẩm, xuất khẩu nông sản,… cũng có những khó khăn không kém.
TS. Nguyễn Quốc Hùng nhận định việc phân loại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng là rất khó vì gần như tất cả các doanh nghiệp không ít thì nhiều đều có bị tác động.
Về vấn đề tiếp cận vốn, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng nếu áp dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng thì rất ít doanh nghiệp có thể tiếp cận được, vì các điều kiện lần lượt là doanh nghiệp không có nợ xấu, phải có doanh thu, lợi nhuận và có tài sản đảm bảo.
“Nếu áp dụng các điều kiện trên thì những doanh nghiệp như Vietnam Airlines, Vietravel đều không đủ điều kiện tiếp cận. Như vậy cần phải có một cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp thật sự khó khăn khi doanh thu giảm, lợi nhuận âm và không có tài sản đảm bảo”, TS. Lê Xuân Nghĩa chia sẻ tại cuộc đối thoại.
Để không ảnh hưởng đến Luật Các tổ chức tín dụng, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa đề xuất xây dựng một quy chế đặc biệt, chỉ kéo dài trong thời gian nhất định khi tiến hành gói hỗ trợ này.
Được biết, kể từ sau năm 2009 thì đây là lần đầu trong vòng 12 năm giải pháp hỗ trợ lãi suất này được Nhà nước dự kiến sử dụng. Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, ở thời điểm năm 2009 thì Việt Nam đã sử dụng khoảng 1 tỷ USD, tương 17.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng thông tin rằng sau khi thực hiện gói kích cầu trên, hệ thống ngân hàng đã gặp phải vấn đề về thanh khoản và nợ xấu liên tục tăng cao, Công ty Quản lý tài sản VAMC cũng ra đời từ đó để giải quyết các hậu quả.
TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng ở thời điểm hiện tại, năng lực thể chế và năng lực của ngân hàng trung ương khác trước rất nhiều. Quốc hội, Chính phủ cũng hiểu rõ về các vấn đề kinh tế vĩ mô và những bài học để đời đã thấm thía, là nền tảng quan trọng để thực hiện gói này.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.