'Rất tiếc Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông chỉ là ngôi sao băng, sáng lên trong giây lát rồi biến mất'

Lâm Việt Tùng - 18/03/2020 18:14 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Lâm Việt Tùng, chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin và viễn thông cho Vodafone Ziggo (Hà Lan), cái tên Flappy Bird chỉ là ngôi sao băng, sáng lên trong giây lát rồi biến mất, không kèn, không trống, nhưng khẳng định cho thế giới rằng: "Vâng, chúng ta có thể".

VNF

Tiếp tục chủ đề chuyển đổi số, VietnamFinance trân trọng đăng tải bài viết "Chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam" của ông Lâm Việt Tùng, chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin và viễn thông cho Vodafone Ziggo (Hà Lan).

"Nhiều người muốn tôi viết sâu hơn về chuyển đối số cho một ngành cụ thể, chẳng hạn như viễn thông hay dịch vụ công hay ngân hàng, nhưng tôi muốn bắt đầu từ ngành giáo dục và đào tạo “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Vai trò của ngành công nghệ thông tin (CNTT) vô cùng quan trọng, nó là công cụ không thể thiếu được trong chuyển đổi số quốc gia và cần những con người có khả năng tư duy tốt, được đào tạo bài bản, nắm bắt công nghệ tiên tiến, đồng thời biết phân tích và dịch các yêu cầu kinh doanh thành các chức năng CNTT.

Ông Lâm Việt Tùng, chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin và viễn thông cho Vodafone Ziggo (Hà Lan)

Để từ đó, các lập trình viên có thể phát triển, mô hình hóa, khái quát hóa các cơ sở dữ liệu, thiết kế kiến trúc hệ thống CNTT trên những nền tảng phức tạp như diện toán đám mây – Cloud platform, dữ liệu lớn… bắt kịp với những công nghệ số mới nhất.

'Rất tiếc, Flappy Bird chỉ là ngôi sao băng'

Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc ta, về Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của Flappy Bird, người đã làm nóng thế giới trong tháng 5/2013. Cái tên Việt Nam nổi lên như một hiện tượng mới trong CNTT.

Rất tiếc Flappy Bird chỉ là ngôi sao băng, sáng lên trong giây lát rồi biến mất, không kèn, không trống, nhưng khẳng định cho thế giới rằng: "Vâng, chúng ta có thể".

So với các nước trong khu vực, Việt Nam có rất nhiều người có bằng cấp cao trong CNTT, nhiều trường đại học đào tạo CNTT. Các gia đình và đất nước cũng đã tốn rất nhiều tiền và thời gian cho chuyện học hành, nhưng đầu ra lại rất khiêm tốn. Như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã từng nói, chúng ta thiếu những sản phẩm “Made in Vietnam”.

Lý giải việc này thế nào? Có phải chúng ta chỉ học để lấy bằng, mới giáo dục “thích” nhưng chưa “yêu” CNTT và chương trình đào tạo còn khô khan, lỗi thời, không nắm bắt kịp với những xu hướng phát triển của thế giới, hay do doanh nghiệp nhà nước chỉ tin những sản phẩm nước ngoài, không tin người Việt có thể làm được, không ủng hộ các phần mềm.

Liệu có phải do các doanh nghiệp trong nước phát triển vì sính ngoại hay vì chất lượng và tài liệu của họ tốt hơn? Hay chúng ta chỉ đầu tư cho phần cứng nhưng lại quên mất lĩnh vực phần mềm vì các lãnh đạo không nhìn thấy và sờ được nó, thì khó quyết toán? Chúng ta có cần nhiều trường đại học hay nhiều người có bằng CNTT hay không, khi có người có bằng thạc sĩ CNTT nhưng chưa viết được một chương trình nhỏ, không thoát khỏi vòng lặp vô tận từ mười dòng lệnh trong chương trình?

Tôi có thể khẳng định là không. Chúng ta cần có nhiều sản phẩm “Made in Vietnam” như Flappy Bird và cũng như bóng đá phải được rèn luyện và đào tạo từ chương trình phổ thông tới đại học, được làm việc thực tế, thì mới có thể giỏi và thành công được.

Làm thế nào để chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo?

Muốn làm được chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo, chúng ta cần phải xác định đâu là giá trị cốt lõi của ngành. Câu trả lời đơn giản, đó là giáo dục và đào tạo.

Vậy ai là khách hàng của ngành, có phải là sinh viên không? Nếu là sinh viên, ngành đã làm gì để truyền cảm hứng, nâng cao trải nghiệm CNTT cho các em? Các em chỉ có mong muốn nhỏ nhoi là truy cập thông tin các môn học cũng không được vì cổng thông tin điện tử của trường còn chậm hơn cả ốc sên.

Do đó, chúng ta cần nắm kỹ những điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức và hiện trạng CNTT của các trường đại học và cao đẳng, để đưa ra được chiến lược chuyển đổi số cho ngành giáo dục và đào tạo. Từ xa, tôi chỉ phỏng vấn được một vài giáo viên bộ môn, nguyên trưởng khoa, đến hiệu phó trường của một số trường đại học và cao đẳng nên không nắm được hết thông tin chi tiết như mong muốn.

Điểm mạnh của chúng ta là có số lượng trường lớn đào tạo CNTT, có mạng LAN đã kết nối Internet, có cổng thông tin điện tử. Các chương trình, giáo trình, giáo án, học liệu được chia sẻ qua hệ quản lý văn bản và tài liệu hay Google drive. Thông tin của học sinh và giáo viên được tin học hóa phần nào và tận dụng tối các phần mềm mã nguồn mở.

Điểm yếu của chúng ta là kết nối Internet của nhiều trường rất chậm, không có hệ quản lý học sinh hay giáo viên tập trung, rất ít trường có cổng thông tin điện tử tốt, được cập nhật thường xuyên hay thư viện số hay hệ thống quản lý tài liệu tập trung để lưu trữ chương trình, giáo trình, giáo án, học liệu… và sách nghiên cứu.

Bên cạnh đó, các dữ liệu không được sao lưu, các hệ thống không có khả năng vận hành 100%, kể các khi thảm họa xảy ra như cháy, lũ lụt, hay bị virus xóa, hay tin tặc cưỡng chiếm dữ liệu. Chính vì vậy có trường đại học có hệ thống quản lý tài liệu nhưng vẫn dùng giấy vì một ngày "mát trời" Trung tâm CNTT thông báo tất cả dữ liệu đã bị mất và không có sao lưu.

Chiến lược chuyển đổi số khả thi cho ngành giáo dục và đào tạo

Tôi không có cơ hội thảo luận trực tiếp những đề nghị của mình với những lãnh đạo của các trường hay bộ ngành để có thể đề nghị một chiến lược chuyển đổi số khả thi cho ngành giáo dục và đào tạo nhưng tôi có những đề xuất cụ thể như lập chương trình đào tạo CNTT phù hợp đề án Chuyển đổi số Quốc gia theo các xu hướng mới của thế giới như IoT, Big Data, AI&ML, AV/VR, Security, Blockchain, chatbots, Increased Accessibility…

CNTT là công cụ không thể thiếu được trong chuyển đổi số quốc gia

Tuy nhiên, cần hoàn thiện từ điển số tiếng Việt và từ đồng nghĩa vì là điều kiện cần thiết để phát triển chatbots, kết hợp với các ngành khác như thiết kế, chế tạo thiết bị số, viễn thông, điện tử… thành hệ sinh thái đào tạo thống nhất, để kết nối phần cứng với phần mềm thành những sản phẩm thông minh, tiết kiệm năng lượng.

Bên cạnh đó, cần có chính sách, lộ trình bắt buộc giáo viên học tập nâng cao bồi dưỡng CNTT, nắm bắt được xu hướng các công nghệ số mới. Chúng ta có thể chuyển bài giảng từ dùng phấn, bảng, thành video, chơi mà học – Gamification, tới ứng dụng thực tế ảo – VR.

Giáo dục đào tạo phải kết hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, thiết kế và phát triển nền tảng điện toán đám mây và Email server cho tất cả các trường đại học và cao đẳng, nằm ở ba miền, nhưng liên kết với nhau để đảm bảo tất cả sự cố như cháy, hackers, mất điện… hệ thống vẫn vận hành, có hệ thống xác thực, phân quyền truy cập, trực tuyến một cổng - SSO, cho tất cả hệ thống CNTT chạy trên đó, vận tốc Internet cao, đảm bảo an toàn thông tin, chống thư rác, virus, tin tặc, và từ chối dịch vụ… Nền tảng này còn là nơi thử nghiệm cho những người muốn nghiên cứu, cài đặt và phát triển các phần mềm khác như Dữ liệu lớn, Blockchain, IoT,…

Bên cạnh đó, cần phát triển cổng thông tin điện tử tập trung cho tất cả các trường đại học và cao đẳng, trền nền tảng điện toán đám mây nói trên, nhưng mỗi trường đều có tên miền riêng biệt, và nội dung riêng, dễ thay đổi trực tuyến khi cần, và người dùng có thể truy cập từ bất cứ thiết bị nào trên Internet (Web Portal, Multi- tenant, CMS). Các trường có thể đưa các Cổng hiện tại lên đây khi chưa có hệ thống Cổng thông tin điện tử tập trung và tiếp tục cải thiện các cổng này như bài tập thực hành cho các sinh viên.

Tiếp theo, cần phát triển hệ thống quản lý học sinh tập trung cho tất cả các trường đại học và cao đẳng trên nền tảng điện toán đám mây, quản lý dữ liệu các cơ sở dữ liệu sinh viên, bao gồm: thông tin tham dự, hành vi, sức khỏe, cũng như lưu trữ kết quả và đánh giá quá trình học tập; Phát triển hệ thống quản lý tài liệu, văn bản, chương trình, giáo trình, giáo án, học liệu, phim, ảnh, tạp chí, thư viện số… tập trung cho tất cả các trường đại học và cao đẳng, trên nền tảng điện toán đám mây, dữ liệu lớn, tìm kiếm theo tiêu đề và nội dung ví dụ dùng Elastic Search.

Ngoài ra, cần phát triển hệ thống chống sao chép tập trung cho tất cả các trường đại học và cao đẳng, trên nền tảng điện toán đám mây, dữ liệu lớn, áp dụng các kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt, cũng như tìm kiếm thông minh.

Cuối cùng, chúng ta cần phát triển hệ thống học trực tuyến tập trung cho tất các trường đại học và cao đẳng, trên nền tảng điện toán đám mây. Nó rất cần thiết khi dịch bệnh hoành hành hay những thảm họa môi trường phải cách ly, và ai muốn học bất cứ lúc nào, ở đâu, giảm chi phí đi lại và ô nhiễm môi trường.

Tất nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành hành lang pháp lý để học trực tuyến và phát triển hệ thống đánh giá sinh viên tập trung với tiêu chí linh hoạt cho từng ngành, trên nền tảng điện toán đám mây và phát triển hệ thống thi trực tuyến sử dụng web, camera, micro trên nền tảng điện toán đám mây.

Nếu chúng ta làm được thì sẽ là sự thay đổi rất lớn ở Việt Nam, mang lợi ích thiết thực cho sinh viên, giáo viên và cán bộ quản lý, có thể tiếp cận với những thông tin cần thiết bất cứ ở đâu, bất cứ nơi nào, bằng bất cứ thiết bị nào, được trang bị những kiến thức cần thiết cho chuyển đổi số quốc gia; những cán bộ nghiên cứu có thể thực hành những ý tưởng của mình trên Dữ liệu lớn hay AI,… bất cứ lúc nào; nhà trường sẽ quản lý tốt hơn, minh bạch hơn, tiết kiệm hơn, chất lượng giáo dục được nâng cao.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải thay đổi các quy trình quản lý truyền thống sang trực tuyến, từ lưu trữ trên giấy tờ lên hệ quản lý tài liệu, cơ cấu tổ chức, vận hành toàn bộ hệ thống CNTT và kinh phí sẽ được tiết kiệm hơn và các khách hàng của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rất hạnh phúc với những trải nghiệm mới, họ sẽ cảm ơn những lợi ích to lớn do chuyển đổi số mang lại.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng: 'Luật Đất đai mới giải quyết bài toán định giá đất'

Phó Thủ tướng: 'Luật Đất đai mới giải quyết bài toán định giá đất'

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Luật Đất đai năm 2024 quy định rất rõ ràng, cụ thể, minh bạch, rõ trách nhiệm của các bên tham gia định giá đất đai. Luật đã giải quyết bài toán định giá đất phù hợp, sát với giá thị trường với phương pháp định giá theo vùng giá trị, thửa đất...

Kita Group tạo giá trị đột phá tại Mega Smart City Cần Thơ

Kita Group tạo giá trị đột phá tại Mega Smart City Cần Thơ

(VNF) - Mega Smart City (trước đây là Stella Mega City) - đại đô thị quy mô lớn tọa lạc tại trung tâm thành phố Cần Thơ sẽ được ứng dụng công nghệ vào dự án nhằm mang đến không gian sống hiện đại bậc nhất thủ phủ miền Tây, hướng đến sự đột phá mạnh mẽ về phong cách sống thông minh dành cho cộng đồng cư dân.

'Sốt' shophouse tại Singapore: Nguồn cung hạn chế, giá cao kỷ lục

'Sốt' shophouse tại Singapore: Nguồn cung hạn chế, giá cao kỷ lục

(VNF) - Trong bối cảnh chính trị đang thay đổi ở Đông Nam Á, những tòa shophouse (nhà phố thương mại) từ thời thuộc địa tại Singapore đang trở thành một trong những tài sản đắt giá nhất thế giới.

Giá vàng SJC 'bốc hơi' gần 4 triệu đồng/lượng sau động thái mới của NHNN

Giá vàng SJC 'bốc hơi' gần 4 triệu đồng/lượng sau động thái mới của NHNN

(VNF) - Giá vàng SJC giảm đột ngột tới gần 4 triệu đồng/lượng sau thông tin 4 ngân hàng thương mại nhà nước tham gia mua bán vàng.

Royal Mail: Biểu tượng bưu chính nước Anh về tay tỷ phú Séc

Royal Mail: Biểu tượng bưu chính nước Anh về tay tỷ phú Séc

(VNF) - Chủ sở hữu của Royal Mail đã chấp nhận giá thầu mua lại trị giá 3,57 tỷ bảng Anh (4,6 tỷ USD) từ tỷ phú người Séc Daniel Křetínský, mở đường cho việc bán một trong những tổ chức lâu đời nhất và mang tính biểu tượng nhất của Anh cho một chủ sở hữu nước ngoài.

Tư vấn thiết kế Xây dựng Quảng Bình: Liên tục bị cưỡng chế thuế và vẫn liên tục trúng thầu

Tư vấn thiết kế Xây dựng Quảng Bình: Liên tục bị cưỡng chế thuế và vẫn liên tục trúng thầu

(VNF) - Nợ thuế, bị nhắc nhở nhiều lần nhưng Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Xây dựng Quảng Bình vẫn duy trì tỷ lệ trúng thầu 100%, liên tục trúng thầu các gói thầu lớn tại Công ty Than Cao Sơn và công ty Than Núi Béo.

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành với trẻ em trong chương trình ‘Cùng con đi tiếp cuộc đời’

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành với trẻ em trong chương trình ‘Cùng con đi tiếp cuộc đời’

(VNF) - Tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát, mục tiêu phát triển bền vững không chỉ thể hiện bằng sự tăng trưởng trong kinh doanh mà còn ở trách nhiệm với xã hội, với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến cộng đồng thông qua những con số ‘biết nói’.

Việt An: Lợi nhuận âm 3 năm liền, hút 1.250 tỷ đồng trái phiếu trong 1 ngày

Việt An: Lợi nhuận âm 3 năm liền, hút 1.250 tỷ đồng trái phiếu trong 1 ngày

(VNF) - Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và phát triển thương mại Việt An kinh doanh thua lỗ, Doanh thu lĩnh vực kinh doanh chính bằng 0 đồng, lợi nhuận âm, vốn điều lệ điều chỉnh giảm hơn 32%. Mặc dù vậy, đơn vị này mới huy động thành công 1.250 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong 1 ngày nhằm thanh toán tiền đầu tư BĐS

‘Canh bạc tiền tệ’ của Trung Quốc và Nga: Thách thức vị thế đồng USD

‘Canh bạc tiền tệ’ của Trung Quốc và Nga: Thách thức vị thế đồng USD

(VNF) - Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ngày càng được các đối tác thương mại của nước này, đặc biệt là Nga, sử dụng trong các giao dịch quốc tế sau khi Nga gần như bị đóng băng khỏi hệ thống tài chính toàn cầu do những đòn trừng phạt liên quan tới chiến sự Ukraine.

Điện than và thuỷ điện: Hiện tại là chủ đạo, tương lai mất dần vị thế

Điện than và thuỷ điện: Hiện tại là chủ đạo, tương lai mất dần vị thế

(VNF) - Giới phân tích cho rằng, điện than và thuỷ điện sẽ hưởng lợi và nắm vai trò chủ đạo trong năm 2024 khi có sự hỗ trợ của hiện tượng La Nina (đối với thuỷ điện) và giá nhiên liệu giảm (đối với điện than).