Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo dữ liệu của Hiệp hội thị trường trái phiếu (VBMA), cập nhật đến ngày công bố thông tin 13/09/2023, số đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trong tháng 8 là 30 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị hơn 30.600 tỷ đồng. Chưa có đợt phát hành nào trong nửa đầu tháng 9/2023. Các đợt phát hành trong tháng 8 có lãi suất trung bình 9,18%/năm, kỳ hạn chủ yếu từ 2-5 năm. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là gần 140.000 tỷ đồng, với 17 đợt phát hành ra công chúng và 111 đợt phát hành riêng lẻ (chiếm 88% tổng số).
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đó cũng cho thấy, trong 8 tháng đầu năm (tính đến ngày 31/8/2023), có 48 doanh nghiệp phát hành riêng lẻ với khối lượng 115.900 nghìn tỷ đồng (giảm 62,8% so với cùng kỳ năm 2022). Ngành Ngân hàng chiếm đa số trong khối lượng phát hành 8 tháng đầu năm, chiếm 40.7%, theo sau là nhóm bất động sản chiếm 35.3%.
Theo dữ liệu VBMA tổng hợp từ HNX, các doanh nghiệp đã mua lại 125 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 9. Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 166.654 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022). Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, chiếm 51.78% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng 86.294 tỷ đồng).
Trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 109.448 tỷ đồng. 36.3% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản, theo sau là nhóm Ngân hàng chiếm 28%.
Như vậy, những con số trên phần nào cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp dù đã có sự phục hồi nhưng vẫn chưa thể trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để thị trường vốn trở thành bệ đỡ vững chắc cho doanh nghiệp? Tạp chí Đầu tư Tài chính đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính (Đại học Kinh tế TP. HCM).
- Ông đánh giá như thế nào về khả năng cung ứng vốn cho doanh nghiệp ở thị trường trái phiếu ở thời điểm hiện tại?
TS Nguyễn Hữu Huân: Hiện nay, danh sách tổ chức phát hành trái phiếu chậm thanh toán nợ gốc và lãi ngày càng dày lên theo thời gian, cho thấy tình hình vẫn còn rất khó khăn cho các doanh nghiệp và thị trường trái phiếu. Bên cạnh đó, các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ một số tổ chức phát hành lớn vẫn chưa được đưa ra xét xử, số lượng vốn bị tắc trong các vụ án này là rất lớn cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tính thanh khoản của toàn thị trường.
Và quan trọng hơn hết là niềm tin của nhà đầu tư chưa thực sự quay trở lại khi kênh đầu tư trái phiếu đang là một kênh đầu tư chứa đựng đầy rủi ro trong khi lãi suất là cố định và không thực sự quá cao so với mức rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt. Trong thời điểm hiện tại, rõ ràng là cổ phiếu đang là sản phẩm hấp dẫn hơn nhiều so với trái phiếu xét về góc độ tâm lý của các nhà đầu tư. Chính vì thế, theo tôi đánh giá, thị trường trái phiếu sẽ tiếp tục khó khăn trong thời gian tới, sẽ khó để thị trường này hồi phục trong ngắn hạn và hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong việc vay nợ trung và dài hạn.
- Như ông đánh giá, niềm tin là điều quan trọng nhất. Vậy để khôi phục niềm tin, cần những điều kiện gì?
Nếu tôi là một nhà đầu tư, tôi sẽ luôn cân nhắc giữa yếu tố lợi nhuận mang lại và rủi ro có thể đối mặt khi đầu tư vào một tài sản nào đó. Nếu như lợi nhuận không đủ để bù đắp rủi ro, hoặc các rủi ro là bất định và khó dự báo trước, tôi sẽ rất cân nhắc để quyết định đầu tư vào.
Trái phiếu hiện nay thường có lãi suất cố định được chi trả hàng kỳ, tùy nhiên rủi ro mất vốn lại quá lớn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện tại đang vẫn còn rất khó khăn thì mối e ngại về khả năng chi trả của tổ chức phát hành, nhất là các doanh nghiệp bất động sản sẽ rất cao. Chính vì thế chỉ khi nào kinh tế phục hồi, các vấn đề tồn đọng trên thị trường trái phiếu được giải quyết thấu đáo, triệt để, cũng như có những giải pháp căn cơ để tái cấu trúc thị trường theo hướng minh bạch và an toàn hơn thì lúc đó niềm tin mới thực sự quay trở lại trên thị trường trái phiếu.
- Trước khi nói về những giải pháp căn cơ để tái cấu trúc thị trường, cần phải nhận thức đầy đủ về vấn đề của thị trường. Theo ông, đâu là những lỗ hổng của thị trường trái phiếu ở thời điểm hiện tại?
Đầu tiên là thị trường thiếu thanh khoản. Điều này làm cho việc mua bán trái phiếu trở nên khó khăn và giới hạn sự linh hoạt của các nhà đầu tư. Thứ hai là thiếu thông tin và minh bạch. Thị trường trái phiếu Việt Nam còn đang đối mặt với vấn đề thiếu thông tin minh bạch khi các công ty phát hành trái phiếu không cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính và rủi ro, khiến cho các nhà đầu tư khó có thể đánh giá chính xác giá trị và rủi ro của trái phiếu.
Thứ ba là rủi ro tín dụng. Một số công ty phát hành trái phiếu có rủi ro tín dụng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản ở thời điểm hiện tại. Điều này làm tăng nguy cơ mất tiền của nhà đầu tư khi công ty không thể trả lãi hoặc trả vốn đúng hạn. Thứ tư là sự thiếu sự đa dạng hóa. Thị trường trái phiếu ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các trái phiếu doanh nghiệp và chính phủ. Sự thiếu sự đa dạng hóa này có thể làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư khi không có nhiều lựa chọn để phân bổ đầu tư.
Cuối cùng là vấn đề về quy định pháp lý. Một số quy định pháp lý liên quan đến thị trường trái phiếu ở Việt Nam còn hạn chế và không linh hoạt đủ để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này gây ra sự không đồng nhất và khó khăn trong việc phát triển thị trường trái phiếu. Bên cạnh đó việc phát hành trái phiếu riêng lẻ mặc dù đã có những quy định mới chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư, tuy nhiên tính minh bạch và việc kiểm soát thị trường này cũng cần phải có những quy định cụ thể hơn và yêu cầu cần phải có sự giám sát chặt chẽ hơn thị trường này trong tương lai.
- Vậy, việc tái cấu trúc thị trường trái phiếu nên được tiến hành như thế nào?
Theo tôi quan trọng nhất vẫn là phải tái cấu trúc toàn diện thị trường trái phiếu theo hướng minh bạch, công khai, dễ tiếp cận. Bên cạnh đó là phải có những khóa học, hay tuyên truyền để các nhà đầu tư hiểu rõ về bản chất thị trường, cũng như trang bị cho họ những kiến thức cần thiết trước khi tham gia vào thị trường này; có thể cân nhắc đến việc xây dựng một kỳ thi sát hạch về kiến thức cho các nhà đầu tư cá nhân để nhận được chứng chỉ nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Song song với đó, cần phải quy định rõ trách nhiệm của các kênh phân phối trái phiếu, trách nhiệm của tư vấn viên trong việc tư vấn chào bán trái phiếu cho các nhà đầu tư để tránh hiện tượng đánh tráo khái niệm hay thậm chí là lừa đảo gây thiệt hại cho nhà đầu tư như thời gian qua. Và quan trọng hơn hết là cần phải xây dựng thị trường bảo hiểm cho các trái phiếu phát hành, để đảm bảo an toàn vốn cho các nhà đầu tư tham gia thị trường. Có như vậy các nhà đầu tư mới yên tâm hơn trong việc đầu tư vào thị trường này.
- Các nước trên thế giới ứng xử với thị trường trái phiếu doanh nghiệp như thế nào, và chúng ta có thể học hỏi gì từ họ?
Thị trường trái phiếu tại các nước phát triển trên thế giới đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế khi nó là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế thay vì là ngân hàng như ở Việt Nam. Theo các nghiên cứu, một nền kinh tế dựa trên thị trường tài chính (market-based financial systems) sẽ hiệu quả hơn là một nền kinh tế dựa trên ngân hàng (bank-based financial systems) cả về chi phí lẫn lợi ích của các bên tham gia.
Tôi cho rằng Việt Nam cần học hỏi việc xây dựng các sản phẩm trái phiếu đa dạng hơn từ các nước phát triển, để nhà đầu tư có nhiều lựa chọn tùy theo mức độ rủi ro của các sản phẩm này, và nghiên cứu các sản phẩm phái sinh để quản lý rủi ro cũng như đa dạng hóa sản phẩm đầu tư hơn cho nhà đầu tư là cần thiết.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.