'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Những ngày qua, thông tin Bộ Giao thông vận tải có ý định tăng phí đối với 37 dự án BOT trên cả nước đã gây nên những xôn xao trong dư luận.
Trong số 37 dự án BOT đề xuất tăng phí có 25 dự án doanh thu thực tế giảm so với phương án tài chính trong hợp đồng BOT. Bộ Giao thông vận tải cảnh báo nếu không có giải pháp đồng bộ, kịp thời "giải cứu" thì 25 dự án sẽ bị vỡ phương án tài chính, doanh nghiệp dự án phá sản, các khoản vay nghìn tỷ từ ngân hàng để đầu tư công trình BOT trở thành nợ xấu.
Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi nhanh với GS.TS Từ Sỹ Sùa, Khoa Vận tải – kinh tế, Đại học Giao thông vận tải.
- Ông đánh giá như thế nào về đề xuất tăng phí 37 dự án BOT của Bộ Giao thông vận tải?
GS.TS Từ Sỹ Sùa: Cũng như các mặt hàng có tăng, có giảm, tôi cho điều đó là bình thường. Tuy nhiên việc tăng phí đối với dự án BOT cần các yếu tố công khai, minh bạch và có lộ trình.
- Về mặt thời điểm, ông có cho rằng đây là lúc thích hợp để bàn chuyện tăng phí dự án BOT?
Mọi người đều thấy Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể vừa trả lời Quốc hội hôm trước, hôm sau đã có đề xuất này. Về mặt thời điểm, tôi cho là chưa hợp lý.
Chuyện tăng phí phải có khoảng đệm, có lộ trình thích hợp để giải thích, thuyết phục người dân, làm sao để người dân thấy rõ rằng chuyện tăng giảm phí là bình thường. Còn tăng bao nhiêu % thì phải có cơ sở thuyết phục, để dân phục, người ta chi đồng tiền ra cảm thấy được công khai, minh bạch.
Vì sao anh không đề xuất trước khi phát biểu. Ví dụ ngày (x) Bộ trưởng trả lời chất vấn thì trước đó 2 ngày, liệu anh có dám đề xuất không?
- Bộ Giao thông vận tải đưa ra 2 phương án tăng phí. Một là tăng ngay trong năm 2019 đối với các dự án bị sụt giảm doanh thu lớn. Hai là tăng sau năm 2022 nhưng với phương án này sẽ có 9 dự án vỡ phương án tài chính, nhà nước phải hỗ trợ 3.000 tỷ đồng. Như vậy ở đây đang có mâu thuẫn lớn giữa việc cần lộ trình – thời gian tăng phí và nguy cơ trước mắt mất hàng nghìn tỷ hỗ trợ các dự án?
Tôi cho rằng bất kỳ dự án nào cũng phải xác định tính khả thi về kinh tế, tức là có hiệu quả không, với các dự án BOT đó là thời gian thu phí bao lâu, mức thu thế nào… Ở Việt Nam, lúc bắt đầu dự án chưa thấy vấn đề gì nhưng trong lúc triển khai dự án lại có điều không hay là điều chỉnh: điều chỉnh thời gian, điều chỉnh mức thu…
Tôi cho rằng trong chuyện này, không chỉ Bộ Giao thông vận tải mà cần có sự tham gia của Bộ Tài chính, các bộ ngành có liên quan, làm sao đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên: chủ đầu tư, người sử dụng và nhà nước.
Cái đó gọi là điểm cân bằng. Điểm cân bằng đó là người mua dịch vụ cảm thấy chấp nhận được. Chủ đầu tư cảm thấy có thể thu hồi vốn. Và nhà nước có thể khống chế được chuyện thu phí, thu thuế, an ninh trật tự.
Không thể để các lợi ích đó bị xung đột.Nếu anh chỉ nhìn một phía thì người ta cho rằng anh quên đi lợi ích của người sử dụng dịch vụ và lợi ích nhà nước.
Tôi cho là muốn đáp ứng được thi phải công khai, minh bạch, có sự vào cuộc đồng bộ trong đó Kiểm toán Nhà nước đóng vai trò trung gian, chỉ ra được dự án chi từng này tiền, với lưu lượng xe qua lại một ngày/đêm như thế thì mức thu là thế kia. Việc điều chỉnh chỉ trong khoảng nào đó chứ không phải là gấp đến nhiều lần khiến người dân có cảm tưởng như bị trấn lột.
- Điều lo ngại là nếu các dự án không được tăng phí dẫn đến vỡ phương án tài chính thì các khoản vay tại ngân hàng sẽ biến thành nợ xấu. Và về tổng thể, điều này sẽ có ảnh hưởng đến việc kêu gọi nhà đầu tư tham gia các dự án đối tác công tư, ông nghĩ sao?
Bất kỳ dự án nào cũng có rủi ro, như về tỷ giá, về pháp luật, về điều kiện tự nhiên. Ta không nên lo ngại dự án này đổ bể thì ảnh hưởng đến dự án kia. Dự án có cái rủi ro cao, có cái rủi ro thấp, ta phải tính đến xu hướng chung chứ một dự án cụ thể không nói lên được thực tế.
Theo tôi, người ta không sợ cái gì cả mà chỉ muốn biết sự thật, muốn công bằng, đừng có khuất tất.
- Một số ý kiến cho rằng qua dự định tăng phí này, dường như Bộ Giao thông vận tải quá chú trọng đến lợi ích của nhà đầu tư mà không đặt trọng chuyện giải quyết các bức xúc của người dân đối với dự án BOT. Ông nghĩ sao?
Như tôi có nói ở trên, vừa mới trả lời chất vấn Quốc hội xong thì mấy ngày sau có đề xuất như vậy. Có thể ý tưởng đã có lâu rồi nhưng quá trình đó phải giải thích thuyết phục. Mình phải nêu cụ thể, đùng cái anh bảo tăng thì không được.
Tôi nhấn mạnh rằng lộ trình và thời điểm là rất quan trọng.
Và nữa, anh phải đứng trên 3 lợi ích chứ không phải chỉ vi lợi ích của chủ đầu tư, không thì xảy ra các hiện tượng xã hội không đáng có. Cái này gọi là độ nhạy. Việc tăng phí là rất nhạy, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh kinh tế xã hội.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.