'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo TS Nguyễn Đình Cung: “Ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước 11 tháng năm 2022 mới đạt 52,43% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân đạt 58,33%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (63,86%). Đây thật sự là con số đáng báo động. Trên thực tế, trong cả năm 2022, Chính phủ đã liên tục chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không được cải thiện.
- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, thưa ông?
TS Nguyễn Đình Cung: Đầu tiên, phải thừa nhận rằng việc chuẩn bị cho quá trình giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn tương đối kém chất lượng, không dự báo và đưa được ra các phương án xử lý cụ thể cho các vấn đề khi xảy ra các tình huống bất khả kháng khi giải ngân vốn đầu tư công. Chính vì vậy nên trong nhiều tình huống, khi tiến hành giải ngân các dự án được thực hiện bằng vốn ngân sách, tổng mức đầu tư dự án đã bị thay đổi khiến qúa trình giải ngân vốn đầu tư công bị chậm trễ.
Thứ hai, các quy định liên quan đến đầu tư công còn nhiều chồng chéo, đôi khi, tuân thủ được những quy định của luật này thì lại không tuân thủ hoặc làm sai với luật khác. Vì vậy, nên trong một số tình huống các địa phương và các bộ dè dặt tìm ra một nhóm giải pháp an toàn nhất cho việc thực hiện công việc này. Điều này khiến quá trình giải ngân vốn đầu tư công cũng chậm hơn.
Thứ ba, tình trạng giá cả nguyên vật liệu tăng cao như thời gian qua đã khiến tổng mức đầu tư được duyệt trong gói thầu không đủ và nhà đầu tư có thể đối mặt với nguy cơ càng làm càng lỗ nên nhiều nhà dầu tư chần trừ chờ đợi cơ hội có thể được tăng tổng mức đầu tư.
Thứ năm, nhiều nhà đầu tư phản ánh tới tôi rằng thủ tục giải ngân tương đối phức tạp. Nhiều khi họ đã làm xong các thủ tục nhưng vẫn chưa được giải ngân. Và khi không được giải ngân thì họ vẫn tiếp tục công việc nhưng trong tình trạng nợ công nhân, nợ ngân hàng, nợ nhà thầu… khiến quá trình giải ngân vốn đầu tư công cũng chậm hơn.
Và cuối cùng là vấn đề về năng lực nhà thầu. Trong nhiều trường hợp, tôi nhận thấy rằng nhà thầu của chúng ta đang yếu kém về nặng lực, quản lý, về cách điều hành… nên khi thực hiện dự án có nhiều vấn đề họ xử lý chậm khiến hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công không đạt như mong muốn.
- Giá thép cùng các mặt hàng vật liệu xây dựng khác như cát, sỏi, tôn... đã tăng mạnh trong thời gian qua khiến nhiều dự án đầu tư công phải dừng thi công. chúng ta nên có giải pháp như thế nào, thưa ông?
Không chỉ thép mà rất nhiều vật liệu xây dựng khác tăng đã làm đội vốn công trình xây dựng. Điều này khiến nhiều dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước có nguy cơ đình trệ. Bởi vật liệu xây dựng tăng đã làm thay đổi tổng vốn đầu tư, nội dung quan trọng nhất trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư. Khi tổng mức đầu tư thay đổi, chủ đầu tư buộc phải đi xin lại chủ trương đầu tư. Thủ tục này có thể kéo dài nhiều tháng thậm chí hàng năm. Vì vậy, nếu Chính phủ không chỉ đạo quyết liệt, giải ngân đầu tư công năm nay chắc chắn sẽ thấp.
Tôi đã kiến nghị vấn đề này rất nhiều lần. Đó là chúng ta không thể quyết định tổng mức đầu tư ngay từ trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư bởi đây là yếu tố dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả.
Theo quy định, khi tổng vốn đầu tư thay đổi, chủ đầu tư buộc phải xin điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quy định này đang làm chậm trễ rất nhiều dự án đầu tư công lớn hiện nay như Metro ở Hà Nội và TP HCM... gây tốn kém, lãng phí và không hiệu quả.
Cho nên Chính phủ cần chỉ đạo thật nhanh để giải quyết tình trạng này; thậm chí có thể cần tới cả quyết định phi truyền thống hướng dẫn về thủ tục, thẩm định dự án... để điều chỉnh đồng loạt những quy định liên quan tới tổng mức đầu tư trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư.
Xa hơn, chúng ta phải tiến tới sửa Luật Đầu tư công cũng như những quy định liên quan tới chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó tránh “bó cứng” tổng mức đầu tư của dự án. Nếu được, bỏ luôn quy định liên quan tới điều chỉnh chủ trương đầu tư vì trong năm 2021 và vài năm tới, động lực tăng trưởng vẫn đến từ đầu tư công. Có như vậy, chủ đầu tư và nhà thầu mới yên tâm khi tham gia dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước.
- Vậy làm thế nào để có thể nhanh chóng thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, thưa ông?
Chúng ta hãy tập trung vào các dự án hiệu quả và quan trọng trước. Ví dụ, như với các dự án đang được triển khai thì có thể ưu tiên giải ngân các dự án thuộc cấu phần của cao tốc Bắc-Nam, đây là dự án cần được ưu tiên đầu tư bởi sức bật của dự án này khi đi vào triển khai là rất lớn.
Nếu không có những thay đổi đột biến, đột phá, năm 2023 và các năm sau đó tiếp tục khó khăn. Nên dù ở giai đoạn trước mắt hay giai đoạn lâu dài thi việc giải ngân đầu tư công cần được thực hiện nhiều và nhanh hơn nữa để giải tỏa tâm lý nhà thầu, phải điều chỉnh tổng mức dự án do giá vật tư đầu vào tăng cao, phải điều chỉnh để họ yên tâm làm có lãi ít nhất không lỗ.
Thứ hai, thay đổi điều kiện và cách thức thủ tục thanh toán cho nhà thầu ở kho bạc nhà nước. Hiện nay kho bạc nhà nước chỉ giải ngân theo mùa thông thường cuối năm trong khi khối lượng công việc diễn ra cả năm nếu kho bạc không thanh toán dẫn đến toàn bộ hệ sinh thái nợ lẫn nhau họ phải vay vốn ngân hàng để thực hiện nhưng giờ vay vốn cũng khó. Nên quy định kho bạc phải giải ngân trong vòng 24h, thay đổi điều kiện giải ngân thanh toán.
Vốn đầu tư giải ngân được giảm đi áp lực về thanh khoản và dòng tiền trên thị trường tiền tệ đây là chỗ cung tiền lớn vì chúng ta đang ứ đọng khối tiền lớn nhanh chóng tháo đập này để nước về đồng đang khô cạn. Chúng ta không cần thay đổi gì chỉ thay đổi cách thức làm việc giải tỏa một phần khá lớn trên nhu cầu vốn của nền kinh tế và hoạt động doanh nghiệp.
Cuối cùng, cần thay đổi cách thức điều hành kinh tế vĩ mô phải linh hoạt, lâu nay điều hành rất thắt chặt, gồm cả tiền tệ và tài khóa, đặc biệt thắt chặt tài khóa thu quá lớn nhưng chi cho doanh nghiệp ít. Có doanh nghiệp phải nộp khoản phạt hồi tố trong thời gian ngắn họ không sắp xếp được. Đặc biệt, thu tiền sử dụng đất đây là khoản lớn hàng năm.
- Vậy để thực hiện thành công những giải pháp trên, ông có lưu ý gì, thưa ông?
Thực tế cho thấy khi đốc thúc giải ngân vốn đầu tư thì có thể dẫn đến việc bỏ qua mắt xích nào đó trong quy trình, thủ tục hoặc kể cả vấn đề về giám sát, dễ dãi trong một số công đoạn nào đó, hoặc phớt lờ đi và đơn giản hóa một số quy trình, thủ tục để có thể nhanh chóng giải ngân vốn đầu tư. Nếu làm như vậy thì có thể sẽ trao cơ hội cho một số dự án không hiệu quả, những dự án sân sau, những dự án có thể gây thất thoát hay lãng phí.
Chúng ta giải ngân vốn đầu tư như một biện pháp tăng cầu. Tôi nghĩ rằng biện pháp quan trọng hơn trong giải ngân vốn đầu tư là phải tăng chất lượng nguồn cung. Cho nên cần nhấn mạnh nhiều hơn đến hiệu quả đầu tư công hơn là gia tăng số lượng đầu tư. Không nên quá vội vàng trong việc phải giải ngân và tạo áp lực giải ngân dẫn tới giải ngân mà không chú ý tới hiệu quả mà nên chú ý tới hiệu quả rồi mới giải ngân. Trong một số tình huống chúng ta có thể giải ngân chậm cũng được, nếu chưa tìm được giải pháp và phân bổ vào những dự án đạt hiệu quả cao nhất có thể được trong nền kinh tế.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.