'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
VietnamFinance quyết định đăng lại một phần nội dung cuộc phỏng vấn này, như một lời chào đối với vị chuyên gia tài năng, lịch lãm và đầy trách nhiệm đối với thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam.
- Ông có đánh giá như thế nào về tình hình giảm các loại lãi suất hiện nay của các ngân hàng?
TS Bùi Quang Tín: Chúng ta lướt sơ qua các công cụ điều hành của nhà nước để thấy rằng trong thời điểm hiện tại chúng ta còn rất nhiều dư địa để điều hành chính sách trong thời gian tới.
Ví dụ như dư địa về lãi suất, hiện nay các ngân hàng có nhiều chi phí phải chi như: huy động vốn, mặt bằng, chi phí đào tạo, công nghệ thông tin, lương nhân viên…. Lương nhân viên có thể giảm được nhưng việc này có thể tác động tới lợi ích nhân viên, phải đánh đổi rất nhiều. Đối với các chi phí khác thì chi phí huy động vốn là chi phí giảm tốt nhất.
Trên thực tế, nhìn tổng thể mặt bằng kinh tế Việt Nam có thể nhận ra rằng khi kinh doanh khó khăn, làm gì cũng lỗ nên người dân luôn xem kênh tiết kiệm là kênh tối ưu nhất.
Chúng ta cũng cần lưu ý, trong biểu đồ kinh tế học có biểu đồ sự nhạy cảm giữa tiêu dùng và giá cả hàng hoá. Giá cả hàng hoá trong thị trường tiền chính là lãi suất. Nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu tiết kiệm chính là động lực để người dân gửi tiền.
Đối với quan hệ giữa nhu cầu gửi tiền của người dân với lãi suất hiện nay, có thể nói rằng độ co giãn là cực kỳ thấp. Gần như chúng ta giảm lãi suất nhưng người dân vẫn gửi tiền, bởi do nền kinh tế hiện nay có mức sinh lời thấp. Thêm nữa, người dân gửi tiền bởi họ cảm thấy an toàn trong điều kiện hiện nay.
Bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, nhiều người xem tiền là vua. Cổ phiếu, trái phiếu, vàng cũng không dành được sự quan tâm của người dân như tiền. Cùng với đó, khi gửi tiền tiết kiệm, lãi suất tiền gửi tiết kiệm trừ đi lạm phát vẫn cho kết quả dương.
Với những lý do đó, rõ ràng lãi suất huy động hiện nay hoàn toàn có cơ sở để giảm tiếp. Bởi nếu ngân hàng giảm mà người dân vẫn gửi thì không có lý do gì ngân hàng không giảm.
- Theo ông, việc giảm lãi suất huy động có lợi gì cho các ngân hàng?
Việc ngân hàng giảm lãi suất huy động cũng tạo điều kiện để ngân hàng giảm áp lực, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh, giảm lãi suất cho vay. Trong điều kiện hiện nay, lãi suất huy động giảm càng nhiều càng tốt để tăng tính cạnh tranh cho các ngân hàng.
Tiếp theo nữa là để ổn định cái hệ số NIM. Hệ số NIM trung bình của thị trường ngân hàng Việt Nam là từ 3,5-3,62%/năm. Trong những tháng vừa qua tuy có tăng nhẹ nhưng đến thời điểm hiện nay đang giảm xuống.
Hơn nữa, yêu cầu để giảm lãi suất cho vay không xuất phát từ yêu cầu/công văn của NHNN nữa mà chính là từ sự bức bách của xã hội, thị trường.
Nói về chính sách là hỗ trợ doanh nghiệp nhưng thực chất, ngân hàng giảm lãi suất cho vay chính là hỗ trợ cho ngân hàng. Nếu ngân hàng không quyết liệt giảm lãi suất cho vay thì nợ xấu của ngân hàng sẽ cực lớn.
Chưa kể, nếu thật sự ngân hàng phân tích tốt được lãi suất huy động sắp tới, chắc chắn đây sẽ là cuộc đua, ngược lại so với trước đây. Khi đó, ngân hàng nào giảm lãi suất nhiều sẽ có nhiều khách hàng, tự cứu được mình. Đội ngũ phân tích khách hàng, chăm sóc thị trường mà làm tốt sẽ giúp ngân hàng thắng được cuộc đua này.
- Không chỉ ở Việt Nam, cuộc đua hạ lãi suất đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, ông đánh giá gì về động thái này? Theo ông, các doanh nghiệp cần làm gì ngoài bài toán giảm lãi suất để vượt qua dịch bệnh?
Trong thời gian vừa qua, tại Mỹ, FED là ngân hàng giảm lãi suất mạnh nhất. Hiện nay lãi suất của FED còn 0,25%. Tiếp theo là NHTW của Ả Rập Xê Út giảm 1,25%. Hiện nay lãi suất cơ bản của NHTW Ả Rập Xê Út còn 1%.
Tiếp theo là NHTW Canada cũng giảm 1% trong vòng gần 3 tháng vừa qua. NHTW Anh cũng đã giảm 0,5%, hiện nay lãi suất cơ bản của NHTW Anh là 0,25%.
Từ năm 1310, lãi suất trung bình trên thế giới khoảng 15%. Năm 2018 là năm báo hiệu cho việc lãi suất đạt tới mức 0%, nó thể hiện rằng nhiều nước đang quyết liệt giảm lãi suất cơ bản từ đó giảm lãi suất cho vay, lãi suất huy động.
Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hiện nay diễn biến rất phức tạp, tình hình kinh tế thế giới căng thẳng và có thể nói thị trường chứng khoán toàn cầu xuống rất nhiều, Kéo theo đó là thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu xem xét sự khó khăn của nền kinh tế thế giới và của Việt Nam thì nền kinh tế khó khăn hơn thời điểm 2009-2016 rất nhiều.
Rõ ràng còn rất lâu, nền kinh tế thế giới mới có thể phục hồi trở lại sau dịch Covid -19 lần này và có thể nói NHTW các nước cũng phải tốn rất nhiều thời gian, rất nhiều gói kích thích khác nhau để phục hồi lại nền kinh tế trên thế giới.
Có thể nói, chính sách tiền tệ là sự hỗ trợ tích cực từ phía NHTW, tuy nhiên sự kỳ vọng của các doanh nghiệp còn hơn cả việc sử dụng các công cụ về chính sách của NHTW các nước, đó là mong chờ các gói về miễn giảm thuế cũng như sẽ sớm có được vắc xin chữa bệnh đối với Covid-19 lần này.
Ngoài ra, đối với các khoản vay vốn, các doanh nghiệp mong chờ sự hỗ trợ thiết thực hơn nữa từ hệ thống các ngân hàng như tái cơ cấu thời gian trả nợ, kéo dài thời gian trả nợ.
Đối với những hợp đồng vay vốn, các doanh nghiệp rất kỳ vọng các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, thậm chí là có thời gian miễn lãi suất cho họ, ngân hàng có thể hỗ trợ đối với việc khoanh nợ, giãn nợ vã có những có chính sách kịp thời như tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp một cách trực tiếp hơn nữa để cho các doanh nghiệp sớm tìm ra các giải pháp để họ có thể trụ được trong thời gian khó khăn lần này…
TS Bùi Quang Tín, Chủ tịch - CEO Trường Doanh nhân BizLight đã đột ngột ra đi ngày 5/4 sau khi "rơi từ tầng 14 của một khu chung cư tại Nhà Bè, TP. HCM". Tiến sĩ Tín có hơn 23 năm nghiên cứu, giảng dạy và làm việc thực tiễn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và trên 7 năm nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực pháp lý. Ông đồng thời là giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường Đại học lớn trong cả nước và tại các doanh nghiệp, định chế tài chính lớn về các chuyên đề tài chính, ngân hàng, pháp lý… TS. Bùi Quang Tín cũng đã từng đi du học tại Mỹ để lấy bằng MBA về Quản trị Tài chính Ngân hàng từ năm 2003 và làm việc 3 năm tại ngân hàng Bank of America tại Bang Texas, Hoa Kỳ. Sau khi về nước, ông tiếp tục vừa làm việc tại ngân hàng Sacombank trong lĩnh vực ngoại hối ở vị trí Giám đốc Kinh doanh Ngoại hối và nhận học vị Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng vào năm 2013. Đồng thời, ông cũng đã tốt nghiệp chương trình cử nhân Luật hệ chính quy tại Trường Đại học Luật TP. HCM năm 2013 và đã chính thức là Luật sư của Đoàn Luật sư TP. HCM cũng như hoàn thành chương trình Thạc sỹ Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật TP. HCM tháng 9/2017. Tòa soạn VietnamFinance xin trân trọng gửi tới gia đình TS Bùi Quang Tín lời chia buồn sâu sắc và tin rằng những đóng góp của tiến sỹ sẽ còn ở lại trong lòng đồng nghiệp, các thế hệ sinh viên, giới truyền thông và đông đảo công chúng quan tâm đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.